Hộ khẩu là gì? Những việc nào cần đến sổ hộ khẩu? Thủ tục xin cấp hộ khẩu như thế nào? Bao giờ Việt Nam thì bỏ sổ hộ khẩu giấy? Cùng TinNhaDatVN.Com cập nhật những tin tức mới nhất năm 2023 về hộ khẩu thường trú.
1.Hộ Khẩu Là Gì?
Theo quy định tại Luật cư trú 2006, sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc một cá nhân nào đã đăng lý thường trú và có giá trị xác định địa chỉ thường trú của công dân đó.
Theo đó, với câu hỏi "hộ khẩu là gì", ta có thể hiểu như sau, hộ khẩu chính là phương pháp quản lý dân số Việt Nam chủ yếu dựa vào hộ gia đình của Nhà nước. Đây cũng là công cụ và thủ tục hành chính giúp Nhà nước ta có thể quản lý việc sinh sống của công dân Việt Nam. Chế độ hộ khẩu ở nước ta được hình thành nhằm mục đích kiểm soát trật tự xã hội đồng thời quản lý kinh tế đất nước.
2. Nhập Hộ Khẩu Thường Trú Cần Điều Kiện Gì?
Hỏi: Tôi muốn nhập hộ khẩu vào nhà chú ruột tôi sau 03 năm tạm trú để thuận tiện hơn cho công việc. Vậy luật sư cho tôi hỏi, điều kiện nhập hộ khẩu như thế nào?
(Anh Minh Huy – Hà Nội hỏi)
Trả lời:
Những trường hợp được nhập hộ khẩu đã được quy định tại Khoản 02 Điều 01 Luật Cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013, bổ sung điều 20 Luật Cư trú năm 2006 như sau:
"a) Vợ về với chồng; chồng về với vợ; con về với cha, mẹ; cha, mẹ về với con
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về với anh, chị, em ruột
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ
d) Người chưa thành niên không còn bố mẹ hoặc còn bố mẹ nhưng bố, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột".
Theo như quy định trên, bạn có đủ điều kiện để được nhập khẩu vào nhà chú.
3. Hộ khẩu Thường Trú Dùng Trong Việc Gì?
Xác định nơi cư trú
Sổ hộ khẩu thể hiện nơi cư trú của một cá nhân thường xuyên sinh sống. Trong một số trường hợp, nếu không xác định nơi ở, thì sổ hộ khẩu là bằng chứng ghi nơi cư trú người đó đang sinh sống.
Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu nhà đất
Để thực hiện quyền chuyển nhượng và mua bán nhà đất, sổ hộ khẩu là giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lí đối với trường hợp nhận thừa kế. Ngoài ra, còn đảm bảo thi hành án cho những trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, hay thời hạn sử dụng đất…
Các thủ tục hành chính
Ngoài là căn cứ để xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân, sổ hộ khẩu còn là một loại giấy tờ quan trọng để thực hiện các thủ tục hành chính hoặc giao dịch dân sự theo đúng quy định của pháp luật.
- Giao dịch mua bán – chuyển nhượng BĐS
- Giao dịch – mua bán các tài sản khác
- Làm thủ tục đăng ký kết hôn
- Làm hộ chiếu
- Đăng ký giấy khai sinh
- Làm đăng ký khai tử
- Các thủ tục ủy quyền
- Thủ tục nhận thừa kế…
4. Bao Giờ Bỏ Sổ Hộ Khẩu Giấy?
Theo Thông tư 55/2021/TT-BCA có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2022: Cơ quan đăng ký nơi cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, thực hiện điều chỉnh và cập nhật lại thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú theo quy định của Luật Cư trú, đồng thời không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi người dân làm các thủ tục sau:
- Đăng ký thường trú
- Điều chỉnh lại thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú
- Tách hộ khẩu
- Xóa đăng ký thường trú
- Đăng ký tạm trú và gia hạn tạm trú
- Xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu và Sổ tạm trú.
Sổ Hộ Khẩu Điện Tử Sẽ Thay Thế?
Sổ hộ khẩu rất quan trọng, nó chứng minh thông tin cư trú của người dân, cũng là loại giấy tờ cần thiết để người dân đi làm nhiều thủ tục hành chính như đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn; thủ tục cấp sổ đỏ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; xác nhận hôn nhân; mua bán nhà; đất đai…
Theo quy định của Luật Cư trú năm 2020, từ ngày 01/7/2022, mọi thông tin liên quan đến cư trú sẽ được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú. Vì thế, khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, công dân chỉ cần xuất trình thẻ CCCD, cơ quan thẩm quyền sẽ giúp người dân tra cứu thông tin cư trú và nhân thân.
Đối với trường hợp, người bị thu hồi sổ hộ khẩu khi làm thủ tục quy định tại Khoản 02 Điều 26 Thông tư 55/2021/TT-BCA tuy nhiên vẫn cần giấy tờ chứng minh cư trú, công dân đó có thể sử dụng “Giấy xác nhận thông tin cư trú”.
Nội dung của giấy xác nhận này bao gồm thông tin về thời gian, về địa điểm và hình thức đăng ký cư trú.
Mẫu Số Hộ Khẩu Tra Cứu Như Thế Nào?
Thường mã số sổ hộ khẩu sẽ được in trong từng sổ hộ khẩu. Trong trường hợp không nhớ số sổ hộ khẩu, bạn tra cứu số sổ hộ khẩu trên website dichvucong.baohiemxahoi của BHXH Việt Nam.
Yêu cầu đầu tiên là bạn cần biết số thẻ CCCD/CMND/hộ chiếu hoặc có Mã số BHXH cá nhân cần tra cứu. Sau đó thực hiện các bước sau:
- Bước 01: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử https://baohiemxahoi.gov.vn
- Bước 02: Bạn kéo xuống dưới và chọn mục “Tra cứu trực tuyến”
- Bước 03: Tiếp đến, bạn chọn “Tra cứu mã số BHXH” tại góc bên phải màn hình
- Bước 04: Điền đầy đủ thông tin để thực hiện chức năng tra cứu
– Trường thông tin bắt buộc phải điền: Tỉnh/thành phố, Họ và tên
– Thông tin lựa chọn tra cứu, bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách sau:
1. CCCD/CMND/hộ chiếu và ngày sinh
2. Mã số BHXH
Bước 05: Xác nhận “Tôi không phải là người máy” và nhấn chọn "Tra cứu"
Bước 06: Kết quả mã số sổ hộ khẩu của bạn được hiển thị tại phần “Mã hộ”
Như vậy, bạn đã hoàn tất việc tra cứu thông tin về mã số sổ hộ khẩu trên Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam.
Mong rằng bài viết trên của batdongsan.com.vn đã giúp bạn đọc hiểu rõ khái niệm "hộ khẩu là gì" và những thông tin pháp luật về hộ khẩu thường trú, cách tra cứu hộ khẩu thường trú nhanh gọn và chính xác nhất.
Thu Pham