Có Được Xây Nhà Tạm Trên Đất Nông Nghiệp Không?

Để thuận tiện cho việc canh tác và quản lý, nhiều người đã xây nhà tạm trên đất nông nghiệp. Vậy hành vi này có vi phạm gì không? Pháp luật quy định như thế nào về việc xây nhà ở tạm thời trên đất nông nghiệp?

1. Tìm Hiểu Về Đất Nông Nghiệp Và Nhà Tạm

Trước khi tìm hiểu có được xây nhà tạm trên đất nông nghiệp không, bạn có thể tìm hiểu qua đất nông nghiệp là đất gì và nhà tạm là nhà như thế nào.

Đất Nông Nghiệp Là Gì?

Tại Việt Nam, đất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng và chiếm phần lớn diện tích. Theo số liệu thống kê diện tích đất đai cả nước năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 33.134.480 ha, bao gồm:
  • Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.994.319 ha;
  • Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.949.158 ha;
  • Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 1.191.003 ha.
Theo quy định, đất nông nghiệp là đất chỉ sử dụng cho các mục đích như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và làm muối. Tùy vào đặc điểm địa lý, khí hậu mà đất nông nghiệp sẽ được chia thành nhiều loại với các tiêu chí khác nhau.
  • Đất Nông Nghiệp Là Gì – 5 Bước Chuyển Đổi Đất Nông Nghiệp Sang Thổ Cư
  • Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì – 8 Câu Hỏi Phổ Biến Về Đất Phi Nông Nghiệp
Đất nông nghiệp là đất chỉ được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất chỉ được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp. Ảnh: Kênh thông tin đầu tư

Nhà Tạm Là Gì?

Có thể hiểu nôm na nhà tạm là nhà ở được xây dựng một cách tạm bợ, có thiết kế đơn giản, vật liệu xây dựng không được chú trọng và thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
Nhà tạm mặc dù không có đầy đủ tiện nghi như nhà ở chính thống nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp một nơi ở khô ráo, an toàn cho người sử dụng.
Hầu hết nhà tạm được xây dựng từ các nguyên vật liệu như gỗ, tôn, nhựa hay đôi khi là các vật liệu tái chế. Nhà tạm thường được dùng trong những trường hợp khẩn cấp, công trình xây dựng, hoạt động nhân đạo, phục vụ sự kiện hoặc mùa màng,…

2. Có Được Xây Nhà Tạm Trên Đất Nông Nghiệp Không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích.
Trong khi đó, đất nông nghiệp là đất chỉ sử dụng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, mọi hành vi sử dụng đất sai mục đích đều được xem là vi phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là, việc xây nhà tạm trên đất nông nghiệp là vi phạm pháp luật vì sử dụng đất không đúng mục đích.
Vậy nếu muốn xây nhà tạm trên đất nông nghiệp, người dân cần làm gì?
Trước tiên, theo khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 thì đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Trong khi đó, Điều 57 Luật Đất đai 2013 đã quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
Như vậy, nếu muốn xây nhà tạm trên đất nông nghiệp thì chủ đất cần xin chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý.

3. Quy Định Xây Nhà Tạm Trên Đất Nông Nghiệp

Ngoài việc phải chuyển đổi mục đích sử dụng, để có thể xây nhà tạm trên đất nông nghiệp, chủ sở hữu phải xin giấy phép xây dựng nhà tạm theo quy định.
Điều kiện để cấp phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp được quy định tại Thông tư 15/2019/TT-BXD như sau:
  • Công trình xây dựng là nhà ở tạm thời phải thuộc khu vực đã được quy hoạch chi tiết hoặc quy hoạch ở khu dân cư nông thôn.
  • Công trình xây dựng là nhà ở tạm thời phải phù hợp với mục đích đầu tư hoặc mục đích sử dụng của đất được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Công trình xây dựng là nhà ở tạm thời phải đảm bảo an toàn cho dự án và các công trình khác xung quanh.
  • Công trình xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu liên quan đến các vấn đề như môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật. Ngoài ra, công trình phải có hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông,…
  • Hồ sơ thiết kế của công trình xây dựng phải đáp ứng quy định của pháp luật.
  • Công trình xây dựng phải đảm bảo phù hợp với quy mô và thời gian thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quy hoạch xây dựng.
  • Chủ sở hữu phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi kết thúc thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng. Các chi phí phát sinh sẽ được yêu cầu bồi thường.
  • Giấy phép xây dựng tạm không cấp theo giai đoạn và dự án mà chỉ cấp cho từng công trình, nhà ở riêng lẻ.
Xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp cần phải đảm bảo những quy định của pháp luật. Ảnh: bcdhouse.vn

4. Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Xây Nhà Tạm Thời Trên Đất Nông Nghiệp

Nếu muốn xây nhà tạm trên đất nông nghiệp thì chủ đầu tư cần phải nộp đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp gửi lên cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi có đất để được sự đồng ý và cấp giấy phép xây dựng. Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp được tiến hành theo các bước sau:

Chuẩn Bị Hồ Sơ

Hồ sơ để xin cấp phép xây nhà trên đất nông nghiệp bao gồm:
  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • Mẫu đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thửa đất nông nghiệp sẽ xây nhà tạm.
  • Bản đồ địa chính để xác định ranh giới thửa đất sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng.
  • Bản vẽ thiết kế công trình xây dựng để xin cấp phép (2 bản chính).
Dưới đây TinNhaDatVN.Com đã chuẩn bị sẵn các mẫu đơn, bạn đọc có thể tải về và sử dụng:
Tải Mẫu đơn xin xây nhà tạm trên đất nông nghiệp.

Nộp Hồ Sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, chủ đầu tư sẽ nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất xin cấp phép xây dựng nhà tạm tùy địa phương.
Nếu địa phương chưa có bộ phận 1 cửa thì nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Tiếp Nhận Hồ Sơ

Sau khi chủ đầu tư nộp hồ sơ yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xem xét hồ sơ.
  • Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan sẽ tiếp nhận và giao phiến hẹn.
  • Nếu hồ sơ thiếu sót hoặc sai quy định, bộ phận tiếp nhận cần thông báo và hướng dẫn người nộp bổ sung để hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn không quá 3 ngày.
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, người nộp cần phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hành chính theo quy định.

Trả Kết Quả

  • Trong thời hạn 15 ngày, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử lý hồ sơ và cấp giấy phép xây nhà tạm cho người nộp đơn.
  • Đối với những khu vực là các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, thời hạn giải quyết hồ sơ và trả kết quả là 25 ngày.
Cần phải xin giấy phép xây dựng nếu muốn xây nhà tạm thời trên đất nông nghiệp
Cần phải xin giấy phép xây dựng nếu muốn xây nhà tạm thời trên đất nông nghiệp. Ảnh: Thuvienphapluat

5. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc xây nhà trên đất nông nghiệp.

Dựng Lều Tạm Trên Đất Nông Nghiệp Có Được Không?

Nhiều người cho rằng việc dựng lều tạm trên đất nông nghiệp sẽ không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc dựng lều tạm không thuộc hoạt động sản xuất nông nghiệp nên điều này được xem là sử dụng đất sai mục đích. Do đó, muốn xây dựng lều tạm trên đất nông nghiệp thì phải chuyển mục đích sử dụng về đất phi nông nghiệp và cần xin cấp phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
Ngoài dựng lều tạm thì đối với những trường hợp dưới đây cũng cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xin giấy phép xây dựng để đảm bảo công trình xây dựng là không vi phạm pháp luật:
  • Dựng nhà tôn trên đất nông nghiệp.
  • Làm nhà lắp ghép trên đất nông nghiệp.
  • Dựng nhà gỗ trên đất nông nghiệp.
Ngoài ra, theo Điều 170 Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp không được sử dụng vào việc xây dựng cho bất kỳ công trình nào, kể cả xây tường rào, bờ kè. Vì vậy, bạn cũng không được phép xây tường rào kiên cố bằng xi măng, cốt thép hay làm hàng rào tôn trên đất nông nghiệp mà chỉ được phép tạo hàng rào bằng cây xanh, cắm cọc.

Nếu Xây Nhà Tạm Trên Đất Nông Nghiệp Không Xin Phép Sẽ Bị Xử Phạt Như Thế Nào?

Nếu chủ đầu tư tiến hành xây nhà ở tạm thời trên đất nông nghiệp mà không xin phép thì được coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải xử phạt hành chính.
Đối với hành vi xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã phê duyệt thì sẽ bị phạt hành chính 50-60 triệu đồng (theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP).
Đối với hành vi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trái phép, mức phạt được quy định theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
Loại vi phạmMức phạt
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 ha3-5 triệu đồng
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 ha đến dưới 0,05 ha5-8 triệu đồng
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha8-15 triệu đồng
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha15-30 triệu đồng
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 ha đến dưới 01 ha30-50 triệu đồng
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 ha đến dưới 03 ha50-100 triệu đồng
Diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 ha trở lên100-200 triệu đồng

Cần Lưu Ý Gì Khi Xây Dựng Nhà Tạm Trên Đất Nông Nghiệp?

Khi xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp, chủ sở hữu cần lưu ý:
  • Tìm hiểu những quy định của pháp luật và quy hoạch tại địa phương để đảm bảo không có bất kỳ sai phạm nào trong quá trình xây dựng.
  • Nhà tạm phải được xây đúng vị trí, quy mô, thiết kế và mục đích sử dụng theo giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp.
  • Quá trình xây dựng cần đảm bảo an toàn cho chính công trình đó và các công trình xung quanh cũng như không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến môi trường, hệ sinh thái tự nhiên.
  • Xác định thời gian tồn tại của công trình và tự động tháo dỡ, trả lại hiện trạng như ban đầu khi thời hạn cấp phép kết thúc.
  • Những quy định và quy hoạch có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, cần phải thường xuyên cập nhật mới để đảm bảo luôn tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
Phạt hành chính nếu xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp không xin phép
Phạt hành chính nếu xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp không xin phép. Ảnh: Baothuathienhue
Như vậy, việc xây nhà tạm trên đất nông nghiệp để đảm bảo đúng quy định thì cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất và xin giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền. Người dân nếu tự ý xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp mà không xin phép sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định và bắt buộc tháo dỡ công trình, trả lại nguyên vẹn đất theo mục đích sử dụng ban đầu.
Hà Linh