Cập Nhật Bản Đồ Quy Hoạch Hà Nam Mới Nhất

Vốn là một tỉnh rất gần với Hà Nội và tập trung nhiều khu công nghiệp, bản đồ quy hoạch Hà Nam mới nhất nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt của các nhà đầu tư bất động sản.

1. Thông Tin Quy Hoạch Tỉnh Hà Nam Mới Nhất

Cùng với bản đồ quy hoạch Hà Nam, sau đây là một số thông tin mới nhất về quy hoạch của tỉnh.

Thông Tin Chung Về Hà Nam

Hà Nam thuộc vùng đồng bằng sông Hồng với diện tích nhỏ (861,93 km2), chỉ xếp trên Bắc Ninh trong số 63 tỉnh thành nước ta, tiếp giáp:
  • Hà Nội (phía Bắc).
  • Hứng Yên và Thái Bình (phía Đông).
  • Nam Định và Ninh Bình (phía Nam).
  • Hòa Bình (phía Tây).
Dù diện tích nhỏ nhưng lại ở vị trí địa lý có nhiều thuận lợi, rất gần với thủ đô Hà Nội nên Hà Nam có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, nhất là trong những năm gần đây. Không chỉ có đa dạng các ngành nghề truyền thống, các ngành công nghiệp trong tỉnh cũng được thúc đẩy, đầu tư như: dệt may, chế biến thực phẩm,…
Có thể kể tới một số khu công nghiệp lớn của tỉnh như: các khu công nghiệp Đồng Văn I, II, III, IV, Hòa Mạc, Thanh Liêm, Itahan,… Ưu thế của tỉnh là có rất nhiều đường giao thông quan trọng chạy qua, cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy, cũng rất gần sân bay Nội Bài (khoảng 70 km).
Diện tích tự nhiên của Hà Nam khá rộng lớn, với tỷ lệ khoảng 3,8% diện tích đồng bằng sông Hồng. Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 86.193ha. Địa hình tỉnh Hà Nam có nhiều đồi núi và sông ngòi chảy qua với cảnh quan thiên nhiên rất đẹp dù đây cũng là tỉnh không có biển.
Về hành chính, Hà Nam gồm 10 huyện và thành phố Phủ Lý, với tổng số 1.000 xã, phường, thị trấn. Dân số tỉnh Hà Nam khoảng 802.200 người (dữ liệu điều tra dân số năm 2019), mật độ dân số đạt 954 người/km2. Hà Nam có tương đối ít đất ở đô thị, hầu hết người dân Hà Nam sinh sống tại nông thôn với tỷ lệ 81%.
Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam. Ảnh: Dân đầu tư

Quy Hoạch Hà Nam 2023, Tầm Nhìn 2050

Ngày 26/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Hà Nam 2021 – 2030 và tầm nhìn tới năm 2050. Mục tiêu tổng quát tới năm 2030 là phấn đấu để xây dựng Hà Nam trở thành tỉnh có mức phát triển khá của vùng. Tới 2050, thành đô thị thông minh, hiện đại, thành phố trực thuộc trung ương.
Tỉnh đã lựa chọn 3 đột phá phát triển và 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, chú trọng phát triển công nghệ cao, công nghiệp tuần hoàn, tăng trưởng xanh và phát huy tiềm năng du lịch của tỉnh.
Hà Nam được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc trung ương
Hà Nam được quy hoạch thành thành phố trực thuộc trung ương. Ảnh: baophapluat.vn

2. Bản Đồ Quy Hoạch Hà Nam

Tính đến năm 2019, Hà Nam có tổng số 6 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó gồm 4 huyện (Bình Lục, Kim Bảng, Lí Nhân, Thanh Liêm), 1 thành phố (Phủ Lí) và 1 thị xã (Duy Tiên). Về đơn vị hành chính cấp xã, có tổng số 109 đơn vị (83 xã, 20 phường, 6 thị trấn).

Bản Đồ Quy Hoạch Hà Nam Giai Đoạn 2023 – 2025

Theo kế hoạch, giai đoạn này, Hà Nam sẽ giữ nguyên 6 đơn vị cấp huyện và thực hiện sắp xếp các đơn vị cấp xã, phường, thị trấn. Cụ thể:
  • Thành phố Phủ Lí: hình thành các phường mới trên cơ sở: sáp nhật hai xã Tiên Hiệp, Tiên Tân; sáp nhập Tiên Hải với Lam Hạ; sáp nhập Minh Khai, Hai Bà Trưng, Lương Khánh Thiện, Trần Hưng Đạo; sáp nhập Liêm Tiết, Liêm Tuyền; sáp nhập Liêm Chính – Liêm Chung.
  • Duy Tiên: hình thành 01 phường mới bằng cách sáp nhập Mộc Bắc – Mộc Nam.
  • Huyện Kim Bảng: sáp nhập Nhật Tựu, Nhật Tân để tạo thành 1 xã mới.
  • Huyện Bình Lục: sáp nhập ba xã Bối Cầu, An Nội, Hưng Công để tạo nên 1 xã mới.
Bản đồ Hà Nam theo định vị trên Google Map

Bản Đồ Quy Hoạch Hà Nam 2026 – 2030

Giai đoạn này, tỉnh chú trọng thực hiện sắp xếp các đơn vị còn lại nhằm mục tiêu đảm bảo theo yêu cầu về dân số cũng như diện tích tự nhiên.
Bản đồ quy hoạch Hà Nam 2030 về hệ thống đô thị: Theo quy hoạch mới nhất của tỉnh, cho tới năm 2030, tỉnh sẽ hình thành được 09 đô thị với các quy mô và đặc điểm:
  • Đối với thành phố Phủ Lí: được xây dựng thành đô thị đảm bảo các tiêu chí của một đô thị loại I. Trong đó, đô thị Bắc Châu Giang sẽ được chú trọng phát triển với vai trò đô thị hạt nhân của thành phố. Đây cũng sẽ là trung tâm chính trị – hành chính của Hà Nam và đảm bảo yêu cầu đô thị xanh, hiện đại, thông minh.
  • Đối với thị xã Duy Tiên: sẽ xây dựng nhằm phát triển Duy Tiên trở thành một đô thị loại III, tạo tiền đề cho việc thành lập thành phố Duy Tiên.
  • Huyện Kim Bảng: phấn đấu xây dựng Kim Bảng trở thành thị xã và đạt được các tiêu chí của một đô thị loại III.
  • Đối với Phố Cà, Hòa Hậu, Nhân Mỹ, Thái Hà: phương hướng phấn đấu xây dựng thành đô thị loại V và lựa chọn để xây dựng lên thành 02 đô thị loại IV.
  • Thanh Liêm, Lý Nhân: hướng tới xây dựng thành thị xã.
  • Mở rộng thị trấn Bình Mỹ và xây dựng đô thị Chợ Sông (huyện Bình Lục).
Các đô thị của Hà Nam được ưu tiên phát triển theo tiêu chí: xanh, thông minh và hiện đại. Ảnh: duan24h.net

Bản Đồ Quy Hoạch Giao Thông Tỉnh Hà Nam

Nhắc tới bản đồ quy hoạch Hà Nam, không thể không nhắc tới bản đồ quy hoạch giao thông bởi đây là một trong những yếu tố không chỉ thúc đẩy liên kết vùng mà còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế.
Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hà Nam 2021-2030
Giao thông Hà Nam được quy hoạch phát triển bám sát kế hoạch phát triển của vùng và cả nước nhằm đảm bảo sự thông suốt. Trong đó, các tuyến đường trong tỉnh đảm bảo tiêu chuẩn của đường cấp III, cấp IV vùng đồng bằng.
  • Hệ thống đường bộ: nâng cấp, cải tạo, đặc biệt là các nút giao thông chính, cầu vượt, đường chuyên dụng, tạo sự kết nối thuận lợi và chặt chẽ hơn nữa với các địa phương trong vùng, đặc biệt thủ đô Hà Nội
  • Đường thủy: Cải tạo, nâng cấp sông Châu, sông Nhuệ, sông Đáy; tiến tới hình thành một tuyến đường thủy kết nối giữa tỉnh với Hà Nội và Hải Phòng. Bên cạnh đó, đảm bảo việc kết nối giữa Châu Giang với sông Hồng, tạo nên luồng vận tải đường thủy.
  • Cảng cạn: phấn đấu xây dựng, hình thành một trung tâm logistics cấp tỉnh, hình thành cảng cạn tại Duy Tiên, liên kết với các cảng nội địa trên sông Đáy, sông Hồng.
Hiện nay, một số dự án giao thông lớn đã và đang được xây dựng, hoàn thiện, tạo điều kiện thúc đẩy Hà Nam phát triển mọi mặt, có thể kể tới như:

3. Một Số Câu Hỏi Thường Gặp

Tìm hiểu thông tin về bản đồ quy hoạch Hà Nam, dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:

Có Quy Hoạch Hà Nam Về Hà Nội Không?

Theo Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn tới năm 2050, Hà Nam sẽ được xây dựng trở thành thành phố trực thuộc trung ương, chưa có thông tin về việc Hà Nam sẽ quy hoạch về Hà Nội.

Kiểm tra Quy Hoạch Hà Nam Ở Đâu?

Các thông tin về bản đồ quy hoạch Hà Nam, bạn có thể tìm kiếm và kiểm tra trên trang web chính thức của chính quyền tỉnh.
Hà Nam nhỏ nhưng lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Ảnh: vnexpress.net

Thông Tin Về Quy Hoạch Hà Nam Có Tác Động Tới Thị Trường Bất Động Sản Hay Không?

Có thể nói, các thông tin quy hoạch này sẽ mang tới những tác động đáng kể tới thị trường bất động sản. Các khu vực thuộc quy hoạch sẽ được phát triển về các điều kiện hạ tầng và điều này có thể dẫn tới tăng giá trị đất đai, nhà cửa trong tương lai. Cùng với đó, việc quy hoạch đô thị cũng sẽ thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy các dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Có thể nói, tìm kiếm thông tin về bản đồ quy hoạch Hà Nam, nắm vững thông tin quy hoạch là điều cần thiết để mở ra cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư bất động sản trong tương lai.
Phương Nga

Tìm mua bất động sản hà nam ở đâu uy tín?

Là website uy tín về bất động sản tại Việt Nam, TinNhaDatVN.Com cập nhật tin đăng bán nhà đất Hà Nam mới nhất với nguồn thông tin đa dạng.

Xem ngay