Bản Đồ Thái Nguyên: Thông Tin Địa Giới Hành Chính, Quy Hoạch Đến 2035

Không chỉ là “thủ phủ gang thép” của cả nước, Thái Nguyên còn là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển trong nhiều ngành kinh tế. Cùng tìm hiểu về Thái Nguyên thông qua thông tin về bản đồ Thái Nguyên, thông tin hành chính các huyện, thành phố trực thuộc và tầm nhìn quy hoạch đến 2035.

Tỉnh Thái Nguyên Trên Bản Đồ Việt Nam

Tỉnh Thái Nguyên nằm ở khu vực phía Bắc Việt Nam, nổi bật với vị trí chiến lược và sự phát triển nhanh chóng. Là một trong những tỉnh có lịch sử lâu và truyền thống văn hóa đặc sắc, Thái Nguyên đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của khu vực. Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục thu hút sự chú ý của nhà đầu tư và du khách nhờ vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và tài nguyên phong phú. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá bản đồ Thái Nguyên thông qua các thông tin về địa lý, các điểm nổi bật trong tỉnh đến tình hình kinh tế, cơ hội đầu tư trong năm 2024.

Tóm Tắt Lịch Sử Thái Nguyên

Trong lịch sử, Thái Nguyên đã trải qua nhiều lần chia tách, sáp nhập trước khi chính thức được tái lập vào ngày 6/11/1996.
Trong suốt chiều dài lịch sử, Thái Nguyên gắn liền với tên gọi “thủ đô kháng chiến” bởi nơi đây là điểm phát động nhiều cuộc khởi nghĩa, kháng chiến quan trọng. Đặc biệt, ATK Định Hóa của Thái Nguyên là căn cứ chính, cơ quan đầu não để Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhiều quyết định, chỉ đạo quan trọng đã được phát đi từ đây.
  • Giai đoạn 1945 – 1954: Sau khi Việt Nam giành độc lập vào năm 1945, Thái Nguyên trở thành một tỉnh của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong thời kỳ này, tỉnh đã được phân chia lại và tổ chức lại nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
  • 1954: Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Thái Nguyên trở thành một tỉnh tại khu vực miền Bắc của Việt Nam. Trong giai đoạn này, đơn vị hành chính của tỉnh được phân chia thành các huyện và xã.
  • 1997: Thái Nguyên được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh và được nâng cấp thành tỉnh cấp 1, đánh dấu một bước quan trọng trong việc phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh tính đến thời điểm hiện nay.

Vị Trí Địa Lý

Trên bản đồ Thái Nguyên nằm ở trung tâm của khu vực Đông Bắc Việt Nam.
Các điểm cực của Thái Nguyên:
Điểm cựcVị trí
Cực ĐôngKhu Lân Thùng, xã Phương Giao, huyện Võ Nhai
Cực Tâygần đèo Khế, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ
Cực NamPhù Lôi, phường Thuận Thành, thành phố Phổ Yên
Cực BắcVùng núi Tân Trào, xã Linh Thông, huyện Định Hóa
Thái Nguyên tiếp giáp với các tỉnh:
  • Phía Bắc: Tỉnh Cao Bằng
  • Phía Đông: Tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Tuyên Quang
  • Phía Nam: Tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội
  • Phía Tây: Tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh
Vị trí này mang lại cho Thái Nguyên lợi thế giao thương và kết nối với các tỉnh lân cận, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và du lịch.

Tỉnh Thái Nguyên Có Bao Nhiêu Huyện

Theo Quyết định số 378/QĐ – BTNMT 2022, diện tích Thái Nguyên rộng 3.521,96 km². Số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến năm 2022 cho thấy dân số của tỉnh đạt 1.336.000 người. Trong đó, dân số nông thôn chiếm 60,66%.
Hiện nay Thái Nguyên có 3 thành phố trực thuộc tỉnh và 6 huyện gồm:
Thành phốHuyện
Thái NguyênĐại Từ
Phổ YênĐịnh Hóa
Sông CôngĐồng Hỷ
Phú Bình
Phú Lương
Võ Nhai
Mặc dù là một tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ, dân tộc Kinh chiếm đa số dân cư tại Thái Nguyên, tập trung nhiều tại các khu vực thành phố Thái Nguyên, Sông Công, Phổ Yên… và các khu vực thị trấn, bám theo trục quốc lộ, tỉnh lộ.
Do đặc điểm của lịch sử, dân cư của Thái Nguyên chủ yếu phát triển từ các cuộc di dân. Người dân từ các địa phương khác đến làm ăn, buôn bán và định cư nên đa phần người Thái Nguyên hiện nay có nguyên quán tại các tỉnh thành khác. Tuy nhiên, với truyền thống “nhập gia tùy tục”, người Kinh tại Thái Nguyên cũng thay đổi nhiều phong tục tập quán, chịu ảnh hưởng từ các dân tộc lâu đời tại đây như Tày, Nùng, H’Mông…

Tiềm Năng Phát Triển Kinh Tế

Thái Nguyên sở hữu tài nguyên thiên nhiên phong phú để phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Năm 2024, Thái Nguyên tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nhờ vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp.
Xuất phát điểm chỉ dựa vào khu công nghiệp Gang Thép thành lập năm 1959, đến nay Thái Nguyên đã có hơn 10 khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Dự kiến đến năm 2030 tỉnh sẽ có 35 cụm công nghiệp.
Về tài nguyên khoáng sản, Thái Nguyên có các mỏ than đá, than mỡ trữ lượng lớn, kim loại màu phong phí và nhiều khoáng sản để sản xuất vật liệu xây dựng.
Về Giao Thông: Hạ tầng giao thông của Thái Nguyên gồm đường bộ, đường sắt và đường sông. Nổi bật là đường vành đai V Thái Nguyên nằm trong quy hoạch đường vành đai V – vùng Thủ đô kết nối từ huyện Phú Bình đến cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên chỉ còn 10 km.
Quảng trường Thái Nguyên
Quảng trường Thái Nguyên. Ảnh: Tạp chí Công Thương

Về tiềm năng du lịch: Thái Nguyên không chỉ nổi bật với tài nguyên thiên nhiên mà còn sở hữu bản sắc văn hóa phong phú từ cộng đồng dân tộc bản xứ cùng các danh lam, thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử… để phát triển nhiều loại hình du lịch. Có thể kể đến

  • Khu Du Lịch Hồ Núi Cốc: Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 15km, khu du lịch Hồ Núi Cốc là điểm đến lý tưởng với hồ nước trong xanh, phong cảnh hữu tình và nhiều hoạt động giải trí.
  • Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại TP. Thái Nguyên, trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật, di sản của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
  • Khu Di tích Quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, là nơi Bác Hồ đã chọn làm căn cứ nhiều năm thời kì chống Pháp.
  • Vùng chè Tân Cương – sản vật độc đáo và nổi tiếng bậc nhất của Thái Nguyên.
Ngoài ra hiện nay tỉnh Thái Nguyên cũng đẩy mạnh du lịch với sự xuất hiện của các khu sinh thái, homestay với các dịch vụ đa dạng như cắm trại, leo núi, khám phá thiên nhiên, … góp phần làm phong phú hơn các điểm du lịch tại tỉnh.

Mua bán nhà đất tại thái nguyên

TinNhaDatVN.Com cung cấp lượng tin đăng lớn và uy tín trên toàn quốc. Bạn có thể mua bán nhà đất tại Thái Nguyên với hàng trăm tin đăng được cập nhật mới liên tục.

Xem ngay

Bản Đồ Thái Nguyên – Google Map

Bản đồ TP. Thái Nguyên
Bản đồ TP. Thái Nguyên. Ảnh: Google Map
Dưới đây là bản đồ Thái Nguyên, thể hiện thông tin các huyện và thành phố trong tỉnh:

Bản Đồ Hành Chính Thành Phố Thái Nguyên

Bản đồ hành chính TP. Thái Nguyên
Bản đồ hành chính TP. Thái Nguyên. Ảnh: Dandautu
TP. Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Nằm ven lưu vực sông Cầu, đây là thành phố lớn thứ 3 của Miền Bắc và dân số xếp thứ 10 cả nước. TP. Thái Nguyên hiện có 21 phường, 11 xã, dân số 362.921 người. Được xem là trung tâm của Thái Nguyên nói riêng và khu vực trung du miền núi phía Bắc nói riêng, TP. Thái Nguyên tập trung rất nhiều bệnh viện, trường học, TTTM, các cơ quan công sở, danh lam thắng cảnh nổi tiếng.
Trải qua nhiều năm, đô thị TP. Thái Nguyên ngày càng hiện đại nhờ những công trình mới như tháp tài chính FCC, tòa nhà Kim Thái, trung tâm thương mại Vincom, các khu chung cư cao tầng TBCO, TECCO…

Bản Đồ Thái Nguyên – Thành Phố Phổ Yên

Bản đồ hành chính TP. Phổ Yên
Bản đồ hành chính TP. Phổ Yên. Ảnh: Dandautu
Là Thành phố trẻ tuổi nhất của Thái Nguyên, TP. Phổ Yên thành lập ngày 10/4/2022 với 13 phường và 5 xã. Bên cạnh vị thế là trung tâm công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên, TP Phổ Yên cũng có nhiều làng nghề với nhiều loại hình ngành nghề nhất của Thái Nguyên như trồng và chế biến chè, mây tre đan, trồng dâu nuôi tằm, gỗ mỹ nghệ.

Bản Đồ Thái Nguyên – Thành Phố Sông Công

Bản đồ hành chính TP. Sông Công
Bản đồ hành chính TP. Sông Công. Nguồn: Dandautu
Đúng như tên gọi, TP Sông Công nằm bên 2 bờ sông Công. Phía Đông là đồng bằng gồm các xã Bá Xuyên, xã Tân Quang và các phường Lương Châu, Thắng Lợi, Cải Đan, Phố Cò, Bách Quang. Phía Tây là các gò đồi, núi thấp, là địa phận xã Bình Sơn và Vinh Sơn.
Kết hợp các lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, TP. Sông Công định hướng phát triển các khu vui chơi giải trí, trường đua ngựa và các khu tham quan, biệt thự nghỉ dưỡng phục vụ du khách.

Bản Đồ Hành Chính Huyện Phú Lương

Bản đồ hành chính huyện Phú Lương
Bản đồ hành chính huyện Phú Lương (Ảnh: Dandautu)
Huyện Phú Lương là địa phương miền núi phía Bắc Thái Nguyên gồm 12 xã và 2 thị trấn, dân số trên 100.000 người. Huyện có 8 dân tộc chủ yếu với trên 50% dân cư là dân tộc thiểu số.

Bản Đồ Hành Chính Huyện Đồng Hỷ

Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ
Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ, một trong số các bản đồ Thái Nguyên. Ảnh: Dandautu
Huyện Đồng Hỷ nằm ngay cạnh TP. Thái Nguyên với diện tích 427,73 km2, dân số trên 90.000 người. Huyện có 3 thị trấn và 12 xã, là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc.

Bản Đồ Hành Chính Huyện Phú Bình

Huyện Phú Bình nằm tại phía Nam tỉnh Thái Nguyên, với nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Huyện có diện tích 243,37 km² và dân số 144.908 người. Tỷ lên dân số có xu hướng giảm do dân cư đã di cư đến các đô thị lớn để làm việc.
Bản đồ hành chính huyện Phú Bình
Bản đồ hành chính huyện Phú Bình. Ảnh: Dandautu

Bản Đồ Hành Chính Huyện Võ Nhai

Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai
Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai. Ảnh: Dandautu
Huyện miền núi Võ Nhai nằm ở phía Đông Bắc Thái Nguyên. Mặc dù có diện tích lớn nhất tỉnh, dân số Võ Nhai lại ít nhất với hơn 68.000 người bởi đây là khu vực có địa hình nhiều đồi núi, ít đất ruộng hay khu vực bằng phẳng để phát triển kinh tế.

Bản Đồ Hành Chính Huyện Định Hóa

Bản đồ hành chính huyện Định Hóa
Bản đồ hành chính huyện Định Hóa. Ảnh: Dandautu
Là một huyện miền núi, Định Hóa định hướng phát triển mạnh về nông – lâm nghiệp nhờ thế mạnh về tài nguyên rừng. Đây cũng là địa bàn của ATK Định Hóa nổi tiếng. Dân số của huyện Định Hóa chỉ xếp trên Võ Nhai, phân cấp hành chính gồm 1 thị trấn và 22 xã.

Bản Đồ Hành Chính Huyện Đại Từ

Bản đồ hành chính huyện Đại Từ
Bản đồ hành chính huyện Đại Từ. Ảnh: Dandautu
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên. phía Bắc giáp huyện Định Hoá; phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện Phú Lương. Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn và cũng đông dân nhất trong số các huyện của Thái Nguyên.

Bản Đồ Quy Hoạch Thành Phố Thái Nguyên

Ngoài bản đồ Thái Nguyên nói chung thì bản đồ quy hoạch thành phố Thái Nguyên cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu.
Bản đồ quy hoạch TP. Thái Nguyên
Bản đồ quy hoạch TP. Thái Nguyên. Ảnh: Tạp chí kiến trúc
Quy hoạch TP. Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ 2486/QĐ-TTg, điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2035. Dưới đây là một số định hướng nổi bật:
  • Về không gian đô thị: phát triển theo mô hình sinh thái, đa trung tâm Được nâng cấp và mở rộng với các dự án phát triển đô thị mới, cải thiện hạ tầng giao thông và cơ sở hạ tầng xã hội. Hình thành các khu đô thị vệ tinh xung quanh thành phố nhằm giảm áp lực về dân số và hạ tầng cho khu vực trung tâm.
  • Hạ tầng giao thông: Đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc, đường vành đai kết nối với các tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, qua đó thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế. Phát triển hệ thống xe buýt, và chuẩn bị cho các tuyến metro trong tương lai nhằm giảm tải áp lực giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường.
  • Phát triển kinh tế:
– Công nghiệp: Phát triển các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt là các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, chế biến nông sản, thực phẩm.
– Dịch vụ và thương mại: Xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ hiện đại, phát triển du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử.
Tóm lại, năm 2024 đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của tỉnh Thái Nguyên trên nhiều lĩnh vực quan trọng. Những chỉ số phát triển kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2024 của Thái Nguyên không chỉ phản ánh sự phát triển bền vững của tỉnh mà còn mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Với các thông tin về Bản đồ Thái Nguyên và các lĩnh vực liên quan, hi vọng bài viết đã cung cấp tới độc giả các thông tin cho thấy Thái Nguyên đang khẳng định là điểm đến đầu tư và du lịch hấp dẫn.
Thao Trần