Luật Đất Đai Sửa Đổi Và 10 Điểm Mới Cần Lưu Ý

Ngày 18/01/2024, việc Quốc hội ban hành Luật Đất đai sửa đổi không chỉ tạo nên những tác động lớn mà còn góp phần tạo động lực cho sự phát triển về mọi mặt, thích ứng với sự thay đổi của kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.

1. Tóm Tắt Luật Đất Đai (Sửa Đổi 2024)

Luật Đất đai (sửa đổi 2024) Quốc hội ban hành với tổng cộng 260 điều, thuộc 16 chương, so với luật này của năm 2013 thì có 180/212 điều được sửa đổi và 78 điều được bổ sung.

Chương I

Bao gồm tổng cộng 11 điều, từ điều 1 đến 11, đưa ra những quy định chung. Nội dung được đề cập tới trong chương này bao gồm quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền, trách nhiệm của nhà nước trong sở hữu, quản lý; quyền, nghĩa vụ của công dân, người sử dụng.

Chương II

Gồm tổng cộng 14 điều (từ 12 đến 25): đưa ra những quy định về quyền, trách nhiệm của nhà nước, công dân với đất đai.
Quyền của nhà nước có thể kể tới như: quyết định về quy hoạch, kế hoạch, mục đích, hạn mức, thời gian sử dụng đối với đất đai; quyết định chính sách tài chính, điều tiết thị trường, nguồn thu từ đất đai,… Đồng thời, chương này cũng đưa ra quy định về nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan, bộ phận đối với đất đai.
Quyền của công dân có thể kể tới như: tham gia xây dựng và phản biện các chính sách, quy hoạch, kế hoạch sử dụng, giải quyết tranh chấp đối với đất đai…
Tài nguyên đất rất quan trọng với mỗi quốc gia
Mọi công dân đều có quyền, nghĩa vụ với tài nguyên đất đai. Ảnh: freepik.com

Chương III

Quy định về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất với 23 điều (từ 26 tới 48). Trong đó, kể cả quyền của người có quốc tịch Việt nhưng sống tại nước ngoài.

Chương IV

Gồm các nội dung về địa giới hành chính cũng như những điều tra cơ bản về đất đai, được thể hiện trong 11 điều (49 tới 59). Chương này quy định rõ về trách nhiệm của Bộ Nội vụ, UBND các cấp, các cơ quan liên quan, đồng thời, cũng đề cập tới các nguyên tắc thực hiện.

Chương V

Gồm 18 điều (từ 60 tới 77) với nội dung chính đề cập tới quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai ở các cấp: quốc gia, tỉnh, huyện.

Chương VI

Gồm 13 điều (từ 78 tới 90) với nội dung chính đề cập tới việc thu hồi, trưng dụng đất. Cụ thể, trong chương này, Luật đã đưa ra cụ thể các trường hợp Nhà nước có thể thu hồi đất, điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi, trách nhiệm của các cấp đối với việc thu hồi.

Chương VII

Gồm tổng cộng 21 điều (từ 91 tới 111) với nội dung chính quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư sau thu hồi. Chương đã cụ thể hóa các nguyên tắc, hình thức,… bồi thường, hỗ trợ.

Chương VIII

Gồm 4 điều (từ 112 tới 115) đề cập tới nội dung phát triển quỹ đất, cụ thể hóa nguyên tắc, nguồn phát triển.

Chương IX

Gồm 12 điều (từ 116 tới 127), đề cập tới nội dung giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Nội dung của chương đưa ra những quy định về đối tượng, các trường hợp được giao, cho thuê, điều kiện đấu thầu,…

Chương X

Gồm tổng cộng 25 điều (từ 128 tới 152) với nội dung về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với đất đai, tài sản cũng như các tài sản khác gắn liền với đất.
Quản lý đất đai rất quan trọng
Quản lý đất đai rất quan trọng với phát triển đất nước. Ảnh: freepik.com

Chương XI

Gồm 10 điều (từ 153 tới 162) đề cập tới tài chính đất đai, giá đất. Chương này có thể là nội dung được nhiều người sử dụng cũng như nhà đầu tư quan tâm bởi đã cụ thể hóa cơ chế, thời điểm xác định giá, tính tiền thuê, sử dụng đất, phương thức định giá đất,…

Chương XII

Với 8 điều (từ 163 tới 170), nội dung chính là đề cập tới hệ thống thông tin cũng như cơ sở dữ liệu đất đai.

Chương XIII

Với 52 điều (từ 171 tới 222) quy định về chế độ sử dụng các loại đất khác nhau, làm rõ các điều kiện để cá nhân có thể tiếp cận, sử dụng đất.

Chương XIV

Với 7 điều (từ 223 tới 229), nội dung chính là quy định về các thủ tục hành chính đất đai nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch, bình đẳng trong thực hiện.

Chương XV

Với 13 điều (từ 230 tới 242), đề cập tới nội dung giám sát, thanh, kiểm tra và giải quyết các tố cáo, tranh chấp, khiếu nại cũng như xử lý các vi phạm liên quan tới lĩnh vực đất đai.

Chương XVI

Với 18 điều (từ 243 tới 260), đề cập tới các điều khoản thi hành luật.

2. Luật Đất Đai Sửa Đổi 2024 Có Gì Mới?

So với luật cũ, luật Đất đai sửa đổi 2024 có một số điểm mới nổi bật, đáng lưu ý và mang tới những tác động lớn tới kinh tế, xã hội có thể kể tới là:

Hạn Mức Nhận Quyền Sử Dụng Đất Nông Nghiệp Của Cá Nhân Được Mở Rộng Hơn

Luật 2013 là không quá 10 lần, trong khi đó, luật 2024 quy định là không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.

Khung Giá Đất Như Trong Luật 2013 Được Bãi Bỏ

Theo quy định trong luật 2013, khung giá này được Chính phủ quy định và ban hành với thời hạn 5 năm/lần. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đất giá đất thường tồn tại ở hai mức: một mức theo khung rẻ hơn để đóng thuế hoặc tiền đền bù giải phóng mặt bằng cho nhà nước; mức đắt hơn là giá thị trường.
Bởi vậy, luật 2024 đã bỏ quy định khung giá mà thay vào đó là bảng giá hàng năm theo vị trí hoặc khu vực, tạo điều kiện cho công tác quản lý, tránh gây thất thoát cho nhà nước.
Quản lý giá đất tránh lãng phí
Giá đất được quản lý tốt có thể tránh lãng phí. Ảnh: freepik.com

Cụ Thể Hóa 5 Phương Pháp Được Áp Dụng Để Định Giá Đất

Điều này không có trong luật năm 2013. Năm phương pháp đó bao gồm:
  • So sánh.
  • Chiết trừ.
  • Thu nhập.
  • Thặng dư.
  • Hệ số điều chỉnh giá đất.

Hộ Gia Đình Không Còn Thuộc Đối Tượng Đối Tượng Người Sử Dụng Đất

Theo đó, bắt đầu từ ngày 01/01/2025, hộ gia đình không còn là đối tượng được cấp đất. Điều này có thể góp phần giải quyết những khó khăn, bất cập đặt ra trong thực tế.

Thay Đổi, Thống Nhất Tên Gọi Của Giấy Tờ

Hiện tại, chúng ta thường quen gọi là sổ đỏ, sổ hồng, tuy nhiên, từ ngày 01/01/2025 sẽ đổi thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Thay Đổi Về Việc Tính Thuế Sử Dụng Đối Với Đất Phi Nông Nghiệp

Theo đó, giá áp dụng đối với 1m2 đất được tính theo bảng giá đất tương ứng với mục đích sử dụng. Bảng giá này được giữ ổn định theo chu kỳ 5 năm.

Về Cách Xác Định Thu Nhập Chịu Thuế Từ Chuyển Nhượng Bất Động Sản

Luật 2013 xác định là giá chuyển nhượng từng lần, luật 2014 bổ sung thêm nội dung: trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng thì thu nhập này có căn cứ là giá đất trong bảng giá đất.

Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của Các Luật Liên Quan

Tám luật liên quan được sửa đổi bao gồm: Quy hoạch (2017), Thủy sản (2017), Tổ chức chính quyền địa phương (2015), Thi hành án dân sự (2008), Thuế thu nhập cá nhân (2007), Lâm nghiệp (2017), Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2010), Đầu tư (2020). Điều này không chỉ giải quyết các mâu thuẫn mà còn khắc phục sự chồng chéo, tạo thống nhất.

Thẩm Quyền Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Được Bổ Sung

Ngoài tòa án, trọng tài thương mại cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các hoạt động thương mại liên quan tới lĩnh vực đất đai.
Căn cứ luật vào giải quyết tranh chấp đất đai
Luật mang tới căn cứ chặt chẽ trong giải quyết tranh chấp ở lĩnh vực đất đai. Ảnh: freepik.com

Thay Đổi Đối Tượng Nhận Chuyển Nhượng Đối Với Đất Trồng Lúa

Luật 2013 quy định nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng đất này nhưng luật 2024 đã bãi bỏ quy định này.

Nguyên Tắc Sử Dụng Đất Được Bổ Sung, Sửa Đổi

Ngoài các nguyên tắc cơ bản như đã nêu trong luật 2013, luật 2024 thêm nội dung: việc sử dụng đất không xâm phạm tới quyền cũng như lợi ích hợp pháp của người sử dụng liền kề và xung quanh.

Quy Định Về Phân Loại Đất Được Sửa Đổi

So với luật năm 2013, luật 2024 có một số điểm tương đồng và khác biệt gồm:
Tương đồngKhác biệt (của luật 2024)
Gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng– Không có đất phi nông nghiệp khác và đất nông nghiệp khác.
– Nhóm đất chưa sử dụng: ngoài loại đất chưa xác định mục đích sử dụng (2013) còn là đất chưa cho thuê, chưa giao.

Nội Dung Quyền, Nghĩa Vụ Công Dân Với Đất Đai Được Bổ Sung

Nếu như luật năm 2013 chỉ đề cập tới quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất thì luật Đất đai sửa đổi 2024 bổ sung thêm quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai.
Điều này có nghĩa là mọi công dân đều có quyền với đất đai, thể hiện ở những hoạt động như: tham gia đóng góp ý kiến cho xây dựng chính sách pháp luật, quản lý nhà nước, đấu giá, đấu thầu, tiếp cận các thông tin về đất đai,… Đồng thời, gắn liền với các nghĩa vụ: chấp hành quy định pháp luật, bảo vệ tài nguyên đất,…

Tất Cả Nội Dung Về Quy Hoạch, Kế Hoạch Sử Dụng Đất Phải Được Công Khai

Việc công khai này được thực hiện trên nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật về quy hoạch.

Bố Trí Tái Định Cư Phải Được Hoàn Thành Trước Khi Thực Hiện Thu Hồi Đất

Điều này giúp đảm bảo sự ổn định cho nhân dân, hạn chế những tranh chấp, khiếu nại kéo dài.

Bổ Sung Nội Dung Phát Triển, Quản Lý, Khai Thác Quỹ Đất

Nội dung này được cụ thể hóa trong 4 điều (từ 112 tới 115) của chương VIII. Ngoài một số nội dung như cần đảm bảo đúng mục đích, công khai, hiệu quả còn cần đảm bảo an sinh, phù hợp với sự phát triển của kinh tế – xã hội và quan tâm tới bố trí đất ở, sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bổ Sung Nguyên Tắc, Điều Kiện Tách, Hợp Thửa Đất

Điều này hoàn toàn mới so với luật năm 2013, được thực hiện dựa theo quy hoạch, kế hoạch, điều kiện cụ thể của mỗi địa phương.

3. Điều 135 Luật Đất Đai Sửa Đổi

Trong điều 135 của luật Đất đai sửa đổi 2024, nội dung chắn hẳn nhận được sự quan tâm của nhiều người đó là nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Nội dung này được quy định cụ thể gồm các ý:
Bên cạnh đó, việc đính chính, thu hồi hoặc hủy giấy chứng nhận cũng được quy định chi tiết.

4. Ý Nghĩa, Tác Động Của Luật Đất Đai Sửa Đổi, Bổ Sung Mới Nhất

Luật Đất đai sửa đổi 2024 có ý nghĩa cũng như tác động lớn đối với mọi mặt của xã hội. Việc sửa đổi và hoàn thiện luật nhằm mang tới sự phù hợp, bắt kịp yêu cầu, những biến động của kinh tế thị trường cũng như quá trình hội nhập. Đồng thời, giải quyết những vướng mắc, chồng chéo nảy sinh từ thực tiễn.
Hoàn thiện quy định luật đất đai
Hoàn thiện quy định là yêu cầu đầu tiên trong quản lý đất đai. Ảnh: freepik.com
Luật Đất đai sửa đổi 2024 không chỉ giúp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà đầu tư, nhà nước mà còn giúp quỹ đất quốc gia được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Từ đó, tạo động lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
Việc sửa đổi luật vừa góp phần giúp thiết lập một hệ thống quản lý minh bạch và hiện đại, vừa là một phần không thể thiếu trong quá trình cải cách hành chính, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý, chuyển đổi số, phát huy tính dân chủ của một nhà nước pháp quyền.
Có thể nói luật Đất đai sửa đổi 2024 với những nội dung mang tính đột phá đã đáp ứng mong mỏi, nguyện vọng của nhân dân, mang tới những lợi ích lớn cho quá trình phát triển đất nước.
Phương Nga
TỪ KHÓA: Luật Đất đai