Cách Tính Gạch Xây Nhà Sát Thực Tế, Không Lo Đội Phí

Để xây được căn nhà ưng ý, tiết kiệm, bạn cần lên kế hoạch chi tiết, cẩn thận trong tất cả các khâu, đặc biệt là tính toán nguyên vật liệu. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính gạch xây nhà để dự trù được khối lượng và ngân sách phân bổ cho loại vật liệu này.

1. Vì Sao Phải Tính Trước Số Gạch Xây Nhà?

Tìm hiểu cách tính gạch xây nhà hay cách tính m2 gạch xây nhà giúp gia chủ:
  • Dự toán nguyên vật liệu: Tính toán gạch giúp xác định số lượng gạch cần thiết để hoàn thành việc xây nhà, tránh lãng phí tiền và nguồn lực không cần thiết.
  • Dự toán ngân sách: Bằng cách tính toán gạch và các nguyên vật liệu khác, bạn có thể xác định chi phí xây nhà. Điều này giúp bạn dự toán ngân sách chính xác và quản lý tài chính hiệu quả.
  • Kế hoạch thi công: Việc biết được số lượng gạch cần sử dụng sẽ giúp bạn lập kế hoạch thi công một cách chính xác, bao gồm việc xác định thời gian và công việc cụ thể liên quan đến lắp đặt gạch.
  • Đảm bảo chất lượng công trình: Tính toán gạch cũng giúp đảm bảo chất lượng công trình vì bạn biết số lượng và loại gạch cần sử dụng. Điều này đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết cho công trình.
  • Đảm bảo an toàn: Việc tính toán gạch và các nguyên vật liệu khác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng công trình không sử dụng quá nhiều hoặc quá ít nguyên vật liệu, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong xây dựng.
Tính toán số lượng gạch cần thiết là khâu quan trọng trước khi xây nhà
Tính toán số lượng gạch cần thiết là khâu quan trọng trước khi xây nhà

2. Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Cách Tính Mét Vuông Gạch Xây Nhà

Những yếu tố ảnh hưởng đến cách tính số gạch xây nhà là:
  • Kích thước của từng viên gạch: Việc sử dụng các loại gạch có kích thước khác nhau sẽ quyết định đến số lượng gạch sử dụng để xây nhà. Vì vậy, trước khi tìm hiểu cách tính gạch xây móng nhà, tường nhà,… bạn phải xác định được kích thước gạch mà bạn sẽ sử dụng.
  • Kiểu xây: Số lượng gạch xây theo chiều dọc có thể khác so với xây theo chiều ngang. Ngoài ra, kiểu xây dọc hay ngang còn ảnh hưởng đến cấu trúc và độ chắc chắn của ngôi nhà. Do đó, bạn cần xác định kiểu xây trước khi tìm hiểu cách tính gạch xây nhà.
  • Độ dày của vữa xây: Khi tính toán số gạch cần để xây nhà, bạn cần phải ước tính độ dày của vữa xi măng. Yếu tố này thường được quyết định bởi tay nghề thợ xây.Tuy nhiên, độ dày lý tưởng đối với gạch xây ngang là 12mm còn xây dọc là 10mm.

3. Cách Tính Gạch Xây Nhà Theo Từng Loại Gạch

Thị trường vật liệu xây dựng hiện nay rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất là gạch 6 lỗ, gạch thẻ, gạch ống, gạch block. Dưới đây là cách tính số gạch xây nhà theo từng loại gạch mà bạn có thể tham khảo.

Cách Tính Gạch Ống Xây Nhà

Gạch ống hay còn gọi là gạch đất nung được tạo nên từ đất sét và nước sau khi nung trong lò ở nhiệt độ cao. Ưu điểm của loại gạch này là độ bền, trọng lượng không quá nặng, được sử dụng phổ biến trong xây dựng nên rất dễ tìm và giá thành rẻ.
Tuy nhiên, khả năng chịu lực của gạch ống kém nên dễ vỡ trong quá trình vận chuyển hoặc thi công, dẫn đến thiếu hụt so với tính toán ban đầu.
Gạch ống là loại gạch xây nhà được sử dụng phổ biến hiện nay
Gạch ống thường có 2 lỗ với kích thước 5,5x9,5x20 cm. Loại gạch này được ứng dụng phổ biến nhất trong xây tường 110 với độ dày mạch vữa là 1cm.
Cách tính gạch 2 lỗ xây nhà như sau:
  • Kích thước của 1 viên gạch và vữa sẽ là 7,7x9,5x22 cm
  • Tiết diện cần thiết cho 1 viên gạch sẽ là: S = 0,075 x 0,022 = 0, 0165 m2
=gt; Số viên gạch cần thiết cho 1m2 tường là: 1/0,0165 = 60,6 viên
Như vậy, 1m2 tường sẽ có 61 viên gạch ống có kích thước 5,5x9,5x20 cm.

Cách Tính Gạch Thẻ Xây Nhà

Gạch thẻ có mẫu mã đa dạng, có thể là loại đặc, 2 lỗ, 4 lỗ,… được tạo nên từ đất sét nung, bột đá và các chất phụ gia. Ưu điểm của gạch này là khả năng chống thấm và chịu lực tốt, bền màu theo thời gian nên thường được dùng để ốp tường cả trong và ngoài.
Kích thước gạch thẻ đối với mỗi loại sẽ khác nhau:
  • Gạch đặc: 195x90x55 mm
  • Gạch thẻ 2 lỗ: 180x80x45 mm
  • Gạch thẻ 4 lỗ: 180x80x80 mm
  • Gạch thẻ 6 lỗ: 195x135x90 mm
Độ dày mạch vữa đối với mỗi viên gạch là 1cm. Như vậy, kích thước của mỗi viên gạch sẽ được cộng thêm 20mm. Ta có thể tính số gạch thẻ của từng loại để xây tường 110 như sau:
Gạch đặt: S = 0,215x0,075 = 0,016125 m2.
=gt; Số viên gạch cần thiết cho 1m2 tường là: 1/0,016125 = 62 viên.
Gạch thẻ 2 lỗ: S = 0,02x0,065 = 0,0013 m2.
=gt; Số viên gạch cần thiết cho 1m2 tường là: 1/0,0013 = 76,9 tức 77 viên.
Gạch thẻ 4 lỗ: S = 0,02x0,1 = 0,002 m2.
=gt; Số viên gạch cần thiết cho 1m2 tường là: 1/0,002 = 50 viên.
Gạch thẻ 6 lỗ: S = 0,215x0,11 = 0,02365 m2.
=gt; Số viên gạch cần thiết cho 1m2 tường là: 1/0,02365 = 42,2 tức 43 viên.
Gạch thẻ còn được sử dụng để ốp tường trang trí, đồng thời chống thấm cho ngôi nhà. Cách tính số lượng gạch thẻ cần sử dụng để ốp tường như sau:
  • Tính diện tích tường cần ốp = (chiều dài chiều rộng) x 2 x chiều cao
  • Tính diện tích 1 viên gạch = chiều dài x chiều rộng
  • Số lượng gạch cần dùng = diện tích tường cần ốp/diện tích 1 viên gạch
Nếu tường có khoảng trống hoặc cửa sổ:
  • Tính diện tích khoảng trống, cửa sổ = chiều dài x chiều rộng.
  • Tính diện tích tường cần ốp = diện tích tường – diện tích khoảng trống/cửa sổ
  • Số gạch cần dùng = diện tích tường cần ốp/diện tích 1 viên gạch

Cách Tính Gạch 6 Lỗ Xây Nhà

Gạch 6 lỗ là gạch đất nung được làm từ loại đất sét chất lượng cao được ủ trong thời gian từ 3 – 6 tháng sau đó nung nóng ở nhiệt độ cao. Loại gạch này có ưu điểm là nhẹ, giá thành rẻ, khả năng tản nhiệt tốt.
Kích thước của gạch 6 lỗ thường là 210x100x150 mm, mạch vữa dày 1cm thì 1m2 tường 110 sẽ cần 25 viên gạch.
Gạch 6 lỗ
Gạch 6 lỗ có khả năng tản nhiệt tốt nên thường được lựa chọn trong xây nhà

Cách Tính Gạch Block Xây Nhà

Gạch block là gạch xi măng, không nung, được sản xuất từ nguyên liệu chính là xi măng và cát với nhiều loại: bê tông rỗng hoặc đặc, gạch ống, polymer hóa,…
Loại gạch này có độ bền cao, khả năng chịu lực, độ nén, nhiệt độ,… tốt, nhưng trọng lượng rất nặng. Kích thước của gạch block thường là 190x39x19 cm và độ dày mạch vữa là 1cm thì số viên gạch cần để xây 1m2 tường 110 là 12 viên.
Tường 110 là tường thường được áp dụng đối với nhà cấp 4, nhà 1 tầng có kết cấu nhẹ. Do đó, công thức trên cũng là cách tính gạch xây nhà cấp 4 mà bạn có thể tham khảo.
Hình ảnh gạch Block (gạch không nung)
Hình ảnh gạch block (gạch không nung)

4. Cách Tính Gạch Xây Nhà Đối Với Các Loại Tường 10, 20

Với cách tính mét vuông gạch xây nhà ở trên thì bên cạnh việc xác định kích thước từng viên gạch, bạn cần phải biết tường mình sẽ xây là loại tường gì? 2 loại tường phổ biến được áp dụng trong xây là hiện này là tường 10 (tường đơn) và tường 20 (tường đôi). Số lượng gạch sử dụng để xây tường 10 sẽ ít hơn so với tường 20. Cách tính số gạch xây nhà đối với từng loại tường cụ thể như sau:

Cách Tính Gạch Xây Nhà Cho Tường 10

Tường 10 hay tường 110, tường con kiến, tường đơn được tạo nên từ 1 hàng gạch, thường được áp dụng làm tường ngăn chia các không gian bên trong ngôi nhà. Đặc điểm của tường 110 là mỏng, nhẹ, dễ thi công, ít tốn kém về chi phí và công sức, tiết kiệm diện tích.
Nhược điểm của loại tường này là chỉ có thể dùng để che chắn, không có khả năng chống nóng, ẩm, tiếng ồn và không an toàn nếu xây bên ngoài trời. Đối với tường 10, bề dày chuẩn của 1 viên gạch là 100mm cùng với lớp vữa tráng 2 bên tường sẽ dày khoảng 10mm nên tường sẽ dày 110mm. Tuy nhiên, thông thường, ở miền Bắc, bề dày của mỗi viên gạch là 110mm nên tường sẽ dày 120mm.
Cách tính gạch xây nhà đối với từng loại ở trên được áp dụng đối với tường 110. Tuy nhiên, để xây tường 110, bạn nên sử dụng gạch đặc thay vì gạch lỗ nhằm đảm bảo độ chắc chắn và an toàn. Nếu sử dụng gạch lỗ thì bạn nên bố trí các trụ liền tường cách nhau khoảng 2 – 2,5m.
Tường 10 là tường chỉ xây một hàng gạch
Tường 10 là tường chỉ xây một hàng gạch

Cách Tính Gạch Xây Tường 20

Tường 20 hay tường 220 (miền Bắc), tường 200 (miền Nam), tường đôi. Đây là loại tường chịu lực chính, áp dụng cho những ngôi nhà không được xây dựng với kết cấu bê tông cốt thép hoặc kết hợp tường 10 trong nhà khung.
Để biết 1m2 tường 20 cần bao nhiêu viên gạch thì bạn chỉ cần tính số viên gạch cho 1m2 tường 10 rồi nhân đôi lên. Ví dụ, để biết 1m2 tường 20 cần bao nhiêu viên gạch 6 lỗ thì theo cách tính ở trên, ta có: tường 10 cần 25 viên, vậy tường 20 sẽ cần 50 viên.
Tường 20 hay còn gọi là tường đôi
Tường 20 hay còn gọi là tường đôi

5. Những Lưu Ý Khi Xây Tường Gạch Cho Ngôi Nhà

Trong quá trình xây tường gạch, để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng về sau, TinNhaDatVN.Com xin chỉ ra những vấn đề cần lưu ý sau:
  • Không chỉ quan tâm đến kích thước của từng loại gạch mà bạn còn cần phải đảm bảo lựa chọn gạch có chất lượng cao, kết cấu phù hợp với ngôi nhà và điều kiện môi trường. Điều này sẽ đảm bảo độ chắc chắn của ngôi nhà không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài trong quá trình thi công và sử dụng.
  • Tính toán kỹ lượng số lượng gạch cần thiết cho từng hạng mục. Bên cạnh đó, bạn cần phải tính thêm khoảng trừ hao do những vấn đề như hư hỏng, bể, góc biên,… Thường thì sẽ tính thêm từ 5 – 10% nhằm đảm bảo không bị thiếu hụt vật liệu trong quá trình xây dựng.
  • Hạn chế tối đa tình trạng làm bể gạch để giảm bớt chi phí phát sinh. Có thể tận dụng phần gạch bể trong phạm vi còn sử dụng được cho các hạng mục khác không đòi hỏi quá nhiều về kỹ thuật và khả năng chịu lực. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng gạch bể cho những khu vực cần đảm bảo về độ an toàn và chắc chắn.
  • Xác định mục đích sử dụng gạch cho từng hạng mục trong nhà. Chẳng hạn như lựa chọn gạch cho tường nhà vệ sinh cần phải có khả năng chống thấm tốt, lựa chọn gạch xây tường nhà ở những vùng có điều kiện khắc nghiệt thì cần đảm bảo về khả năng chịu nhiệt, chịu lạnh,…
  • Xem xét giá các của từng loại gạch. Sau khi đã tính được số lượng thì bạn nên tìm hiểu gạch xây nhà giá bao nhiêu cho từng loại theo thị trường hiện tại để tính toán ngân sách chi trả cho hợp lý.
Lựa chọn gạch chất lượng cao để đảm bảo độ an toàn và chắc chắn cho ngôi nhà
Lựa chọn gạch chất lượng cao để đảm bảo độ an toàn và chắc chắn cho ngôi nhà
Với cách tính gạch xây nhà đơn giản như trên thì bạn hoàn toàn có thể tự tính toán và dự trù số lượng gạch cần thiết cũng như lên kế hoạch về ngân sách chi trả. Trong đó, bạn nên ưu tiên chọn loại gạch chất lượng, phù hợp với địa thế mảnh đất, khí hậu, tình hình xây dựng ở khu vực xung quanh, nhu cầu và khả năng kinh tế để đảm bảo được độ an toàn, bền vững của ngôi nhà và hạn chế tối đa chi phí phát sinh.
Hà Linh