Tân An là thành phố nằm trên trục phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là một trong những đô thị vệ tinh của TP.HCM. Vậy Tân An là ở đâu? Tân An thuộc tỉnh nào của nước ta?
1. Tân An Thuộc Tỉnh Nào?
Tân An là thành phố thuộc tỉnh Long An, nằm trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đây là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh.
Vị Trí Địa Lý
Thành phố Tân An nằm ở phía Tây Nam TP.HCM, cách trung tâm TP.HCM khoảng 47km và tiếp giáp với các địa điểm sau:
- Phía Bắc giáp huyện Thủ Thừa.
- Phía Đông Nam giáp huyện Châu Thành.
- Phía Đông giáp huyện Tân Trụ.
- Phía Tây Bắc giáp huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Phía Nam và Tây Nam giáp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Vị trí thành phố Tân An trên Google map
Diện Tích Và Dân Số TP Tân An
Ngoài tìm hiểu Tân An thuộc tỉnh nào, nếu bạn quan tâm đến diện tích, dân số tỉnh thì có thể theo dõi bảng dưới đây. Cụ thể, theo số liệu thống kê năm 2022 từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, diện tích và dân số thành phố Tân An là:
Tên đơn vị | Thành phố Tân An |
Diện tích | 81,94 km2 |
Dân số | 207.120 người – Thành thị: 166.489 người (82%) – Nông thôn: 40.631 người (18%) |
Mật độ dân số | 2527 người/km2 |
Thành Phố Tân An Có Bao Nhiêu Phường?
Về đơn vị hành chính, thành phố Tân An chia làm 9 phường và 5 xã.
- 9 phường thuộc TP. Tân An là: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, Khánh Hậu, Tân Khánh.
- 5 xã thuộc TP. Tân An là: Bình Tâm, Lợi Bình Nhơn, An Vĩnh Ngãi, Hướng Thọ Phú, Nhơn Thạnh Trung.
Thành Phố Tân An Là Đô Thị Loại Mấy?
Năm 05/09/2019, thành phố Tân An được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Long An.
- Thông Tin Tổng Quan Về Tỉnh Long An
- Các Huyện Của Long An Tính Đến Năm 2023
2. Kế Hoạch Quy Hoạch, Phát Triển Thành Phố Tân An
Cùng với việc giải đáp thắc mắc "Tân An thuộc tỉnh nào", TinNhaDatVN.Com cũng sẽ cập nhật những tin tức mới nhất về quy hoạch đầu tư, phát triển thành phố Tân An trong thời gian tới.
Đầu Tư Xây Dựng, Phát Triển Cơ Sở Hạ Tầng Giao Thông
Tân An là trung tâm đầu mối giao thông của nhiều tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này không chỉ giúp quá trình di chuyển giữa các vùng thuận lợi mà còn thu hút được dân cư, nhà đầu tư đổ về Tân An, mở rộng giao thương và khách hàng tiềm năng từ nhiều tỉnh lân cận.
Các tuyến đường giao thông huyết mạch của thành phố là: Quốc lộ 1A, cao tốc TPHCM – Trung Lương, Quốc lộ 62, ĐT 827, 833, 834. Giao thông đường sông gồm sông Vàm Cỏ Tây và Bảo Định.
Tân An nằm cách trung tâm TP.HCM chỉ 47km theo tuyến quốc lộ 1A, có thể di chuyển dễ dàng bằng nhiều hình thức giao thông. Ngoài ra, kể từ khi tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương đi vào hoạt động đã trở thành tuyến giao thông huyết mạch, là động lực cho sự phát triển về mọi mặt của thành phố.
Dự án mở rộng tuyến quốc lộ 62 nhằm mục đích giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông trong khu vực, thúc đẩy các hoạt động thông thương giữa thành phố với các vùng lân cận diễn ra thuận lợi hơn. Đồng thời, tuyến đường còn là cầu nối giữa Tân An nói riêng và tỉnh Long An nói chung với Đồng Tháp.
Bên cạnh đó, tuyến quốc lộ 62 còn kết nối cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (Long An) với cửa khẩu Prey Voa (Campuchia). Đặc biệt, tuyến QL 62 có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển khu kinh tế cửa khẩu Bình Hiệp, Long An.
Hiện nay, thành phố còn nhiều dự án cơ sở hạ tầng giao thông đang trong thời gian triển khai thực hiện bao gồm:
- Đường Vành đai thành phố Tân An.
- Dự án cầu Hùng Vương (Tân An 4) và đường Hùng Vương nối dài.
- Dự án nâng cấp và mở rộng ĐT 833, đường tránh Tân An.
Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Của Thành Phố
Sau khi tìm hiểu thành phố Tân An thuộc tỉnh nào và vị trí địa lý, có thể thấy rằng Tân An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên có nhiều tiềm năng phát triển đa lĩnh vực. Ngoài ra, Tân An cũng nằm trong khu vực sẽ thực hiện nhiều dự án mở rộng kinh tế quốc gia.
Giai đoạn 2021 – 2030, Tân An đã và đang đưa ra nhiều chính sách rõ ràng cho nền kinh tế địa phương, phấn đấu đến năm 2030 trở thành độ thị loại I.
Theo Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, mục tiêu phát triển thành phố Tân An là:
- Xây dựng thành phố trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, hành chính, sinh thái, phát triển bền vững, chất lượng cao.
- Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị hiện đại, đồng bộ,
- Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.
Thành phố Tân An còn nhận được nguồn vốn đầu tư của tỉnh cho hệ thống các công trình hạ tầng đô thị trong khu vực nội thành, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc được chỉnh trang và từng bước ngầm hóa, mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn được đầu tư xây dựng.
Thành phố đẩy mạnh thực hiện các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, khuyến khích đầu tư các hạng mục như: Tài chính, ngân hàng, giao thông – vận tải, các hình thức bất động sản, tư vấn, nhà hàng, các điểm vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại,… đẩy nhanh hiệu quả xây dựng hạ tầng đô thị.
Thành phố ưu tiên phát triển công nghiệp, đặc biệt là các mô hình áp dụng khoa học, sử dụng công nghệ tiên tiến nhằm thu hút lực lượng lao động tri thức, lành nghề. Không chỉ xúc tiến việc cấp phép xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, thành phố Tân An còn thực hiện nhiều chính sách ưu tiên có các đơn vị công nghiệp sạch, ít ảnh hưởng đến môi trường. Đảm bảo 100% cơ sở sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ tiên tiến, ít gây ô nhiễm. Mục tiêu đạt tăng trưởng bình quân hàng năm trên 11% dành cho sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.
TP. Tân An đẩy mạnh xây dựng các khu chuyên canh nông nghiệp chất lượng cao, ứng dụng công nghệ sinh học và tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh các loại hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.
Đồng thời, thành phố cũng chú trọng phát triển nông nghiệp ven đô theo định hướng sản xuất phát triển quy mô lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại, chú trọng phát triển rau an toàn, hoa cây, cá kiểng, kinh tế vườn, nông nghiệp sinh thái đô thị.
3. Xây Dựng Đường Vành Đai Thành Phố Tân An – Bàn Đạp Đưa Tân An Trở Thành Đô Thị Loại I
Đường Vành đai thành phố Tân An là một trong ba công trình được ưu tiên đầu tư và hoàn thành theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI nhiệm kỳ 2021 – 2025.
Thông Tin Dự Án
Tên dự án | Đường Vành đai thành phố Tân An |
Quy mô | 16km gồm phần đường 15km và cầu bắc qua Sông Vàm Cỏ Tây . |
Điểm đầu | Ngã tư Mỹ Phú thuộc huyện Thủ Thừa. |
Điểm giữa | Đi qua địa bàn xã Lợi Bình Nhơn, phường Khánh Hậu và một đoạn của của phường Tân Khánh, phường Khánh Hậu, xã An Vĩnh Ngãi, xã Bình Tâm và qua sông Vàm Cỏ Tây. |
Điểm cuối | Ngã ba Nhơn Thạnh Trung nối vào đường tỉnh 833 của thành phố Tân An. |
Quy mô xây dựng | 6 làn ô tô, hệ thống cầu trên tuyến, hệ thống cầu thoát nước, hệ thống chiếu sáng. |
Vốn đầu tư | 158 triệu USD. |
Tiến Độ Dự Án Hiện Tại
Đến thời điểm hiện tại, nhiều hạng mục giao thông như các làn đường, cầu vượt qua cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cầu vượt qua sông Bảo Định, cầu Máng, hệ thống cống thoát nước, điện chiếu sáng và đèn tín hiệu giao thông đã được các đơn vị đầu tư hoàn thiện.
Vào dịp lễ 30/4/2023, gần 12km trong tổng số 23km Đường Vành đai TP.Tân An đã mở cửa cho xe lưu thông. Hiện nay, các đơn vị vẫn đang tăng cường làm việc không quản ngày đêm để đảm bảo hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Dự kiến đến cuối năm 2023, tuyến Vành đai TP. Tân An sẽ thông xe toàn tuyến. Các hạng mục đang được gấp rút hoàn thành bao gồm cầu bắt qua sông Vàm Cỏ Tây (nối xã Bình Tâm và xã Nhơn Thạnh Trung), đoạn ĐT.827A – ĐT.827B và đoạn từ Quốc Lộ 62 đến Nguyễn Văn Quá.
Lợi Ích Của Tuyến Vành Đai TP. Tân An
Tuyến Vành đai TP. Tân An sau khi hoàn thành sẽ mang đến những lợi ích:
- Trở thành tuyến đường huyết mạch quan trọng giảm tải gánh nặng giao thông trên các tuyến như QL1, tuyến đường tránh QL1 đoạn qua thành phố Tân An và đường Hùng Vương để chuyển hướng lưu thông ra các vùng ven ngoại thành.
- Giải quyết được vấn nạn kẹt xe trên các tuyến đường, đặc biệt là vào giờ cao điểm hay những dịp lễ, Tết.
- Kết nối tuyến giao thông liên hoàn giữa các khu đô thị trung tâm thành phố và phía Bắc, phía Nam
- Thay đổi bộ mặt cảnh quan và đồng bộ hóa hệ thống cơ sở hạ tầng của thành phố, nâng tâm giá trị về mặt kiến trúc, quy hoạch xây dựng, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa, đưa Tân An trở thành đô thị loại I vào năm 2030.
- Là cầu nối liên kết vùng Đồng Tháp Mười đến các vùng huyện phía Nam và phía Đông thành phố.
- Tạo bước đệm đẩy mạnh quá trình giao thông giao thương, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy thương mại và kết nối tuyến đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh – Cần thơ có ga tại Tân An theo quy hoạch, tạo động lực phát triển cho thành phố nói riêng và tỉnh Long An nói chung.
Trên đây TinNhaDatVN.Com đã giúp độc giả giải đáp câu hỏi thành phố Tân An thuộc tỉnh nào và cập nhật thông tin về quy hoạch, định hướng phát triển thành phố trong tương lai. Với những điều kiện thuận lợi, bất động sản Tân An sẽ là thị trường tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
— Hà Linh —
TỪ KHÓA: Thị trường BĐS Long An