Bản Đồ Long An Thời Kỳ 2021-2030, Tầm Nhìn Đến Năm 2050

Ngày 13/06/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định 686/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, bản đồ Long An có nhiều thay đổi, các đơn vị hành chính, hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng sẽ được quy hoạch để đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện trong thời kỳ mới.
  • 2 Cách Check Quy Hoạch Trực Tuyến Nhanh Nhất
  • 3 Cách Đọc Bản Đồ Quy Hoạch Sử Dụng Đất Theo Ký Hiệu, Màu Sắc

1. Bản Đồ Long An Và Những Thông Tin Tổng Quan

Long An là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long – một trong những khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam nước ta.

Vị Trí Địa Lý Long An

Tỉnh Long An tiếp giáp với:
  • Phía Đông giáp TP.HCM.
  • Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp.
  • Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang.
  • Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Prey Veng thuộc Campuchia với đường biên giới dài khoảng 137,7km.
Đây là tỉnh duy nhất khu vực miền Tây Nam Bộ tiếp giáp với TP.HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 55km.
Vị trí tỉnh Long An trên bản đồ Việt Nam. Ảnh: Meeymap
Bản đồ vệ tinh tỉnh Long An
Bản đồ tỉnh Long An trên Google Maps

Bản Đồ Hành Chính Long An

Hiện nay, tỉnh Long An được chia thành 15 đơn vị hành chính gồm:
  • 1 thành phố là Tân An.
  • 1 thị xã là Kiến Tường.
  • 13 huyện gồm: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và Châu Thành.
Bản đồ hành chính tỉnh Long An
Bản đồ hành chính Long An. Ảnh: VnEconomy

Bản Đồ Giao Thông Tỉnh Long An

Bản đồ giao thông Tỉnh Long An
Bản đồ giao thông Tỉnh Long An. Ảnh: dandautu

Về Dân Số Và Diện Tích Long An

Theo số liệu thống kê năm 2022, tỉnh Long An có:
  • Diện tích: 4.494,79km2.
  • Dân số: 1.790.800 người.
  • Mật độ dân số: 398 người/km2.

2. Bản Đồ Quy Hoạch Tỉnh Long An Giai Đoạn 2021-2030, Tầm Nhìn Đến Năm 2050

Theo Quy hoạch tỉnh Long An, mục tiêu phát triển được chia thành 2 giai đoạn

Mục Tiêu Bản Đồ Quy Hoạch Long An Giai Đoạn 2021-2030

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Long An sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả và bền vững khu vực phía Nam. Đồng thời:
  • Là vùng cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
  • Kết nối chặt chẽ với TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ đồng thời là đầu mối hợp tác, đảm bảo các hoạt động giao thương với Campuchia.
Song song với đó, Long An cũng hình thành các hành lang kinh tế, vùng, trung tâm phát triển và đô thị động lực, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo hoạt động quốc phòng, an ninh và củng cố trật tự an toàn xã hội, mang lại cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc cho người dân trên toàn tỉnh.
A highway with many roads

Description automatically generated with medium confidence
Long An phấn đấu trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả năm 2030. Ảnh: VnEconomy
Một số mục tiêu cụ thể được đặt ra là:
  • Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP đạt bình quân 9%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt trên 180 triệu đồng.
  • Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt trên 80%, đã qua đào tạo có bằng cấp đạt trên 40%.
  • Tỳ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp mầm non đạt 80%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 70%, trung học phổ thông 45%, hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ từ 3-4 tuổi.
  • Tỷ lệ rừng che phủ đạt mức ổn định 3,3%, diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị là 8-10 m2.

Mục Tiêu Quy Hoạch Long An Đến Năm 2050

Tầm nhìn đến năm 2050, Long An phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp có tốc độ phát triển hàng đầu trong nước, là một trong những vực tăng trưởng kinh tế quan trọng của Đồng bằng Sông Cửu Long, có tốc độ phát triển tương đương các tỉnh phát triển khá của vùng Đông Nam Bộ.
Bên cạnh đó, đảm bảo các vấn đề về trật tự an toàn xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của con người phát triển toàn diện, môi trường trong lành và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.

3. Phương Án Quy Hoạch Hệ Thống Đô Thị, Nông Thôn Và Các Khu Chức Năng

Về tổ chức kinh tế – xã hội, tỉnh Long An phát triển theo mô hình: “1 trung tâm, 2 hành lang kinh tế, 3 vùng kinh tế – xã hội và 6 trục động lực. Tỉnh còn chú trọng đầu tư và phát triển hệ thống đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, hình thành nên các khu đô thị sinh thái thông minh.

Bản Đồ Hành Chính Long An Theo Quy Hoạch Đến Năm 2030

Tỉnh Long An phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 27 đô thị trong đó:
  • Thành phố Tân An trở thành đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại và dịch vụ của tỉnh.
  • Thị xã Kiến Tường trở thành đô thị loại II.
  • Các huyện Cần Giuộc, Bến Lức, Đức Hòa trở thành đô thị loại III.
  • Các thị trấn gồm Càn Đước, Đông Thành, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Tầm Vu trở thành đô thị loại IV.
  • Đô thị loại V sẽ bao gồm Rạch Kiến, Long Cang, Long Hựu Đông, Long Trạch, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Tân Long, Lạc Tấn.
Bản đồ hành chính Long An hiện nay. Ảnh: VnEconomy

Quy Hoạch Các Phân Khu Chức Năng

Theo Quy hoạch Long An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh sẽ phát triển 3 vùng kinh tế – xã hội gồm:

Vùng Đô Thị Và Công Nghiệp

Phạm vi quy hoạch gồm: Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ, thành phố Tân An, một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành. Nhiệm vụ chính của vùng này là:
  • Tân An, Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc sẽ trở thành các đô thị trung tâm về thương mại, dịch vụ, công nghiệp tổng hợp áp dụng công nghệ cao
  • Cần Giuộc, Cần Đước trở thành đô thị vệ tinh, chú trọng về hạ tầng xã hội, kỹ thuật và phát triển khu kinh tế.
  • Huyện Châu Thành, Tân Trụ và Tân An phát triển hệ thống nông nghiệp ven sông, chuyên canh kết hợp ứng dụng công nghệ cao.

Vùng Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao, Du Lịch Và Kinh Tế Cửa Khẩu

Phạm vi: Thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, một phần huyện Thủ Thừa. Nhiệm vụ chính của vùng này sẽ bao gồm các hoạt động:
  • Tại khu kinh tế cửa khẩu, ưu tiên phát triển các hoạt động về dịch vụ, công nghiệp đồng thời phát triển du lịch sinh thái gắn với cảnh quan đặc trưng của Đồng Tháp Mười.
  • Phấn đấu đạt mục tiêu đưa thương hiệu du lịch Đồng Tháp Mười gắn chặt với du lịch tỉnh. Thị xã Kiến Tường sẽ trở thành trung tâm của Đồng Tháp Mười.

Vùng Đệm Sinh Thái

Phạm vị: Huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ.
Nhiệm vụ của vùng này chủ yếu là phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại đồng thời ưu tiên dành quỹ đất cho các hoạt động phát triển công nghiệp, khu đô thị sinh thái và khu trung chuyển nội tỉnh.
Du lịch Đồng Tháp Mười
Phấn đấu đưa du lịch Đồng Tháp Mười gắn chặt với du lịch tỉnh. Ảnh: Traveloka

4. Quy Hoạch Đường Vành Đai 4 Long An (ĐT.839E)

Đường vành đai 4 là một trong những dự án quan trọng do tỉnh Long An chủ trì nằm trong kế hoạch Quy hoạch Long An giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phương Án Thi Công Đường Vành Đai 4 Long An

Phương án thi công đường Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Long An sẽ bao gồm những nội dung:
  • Đường tỉnh 830E trở thành đường cao tốc được thiết kế mặt cắt ngang rộng 25,5m, vận tốc 100km/h, tiêu chuẩn 4 làn xe.
  • Đoạn từ cầu Cần Giuộc đến ranh giới tỉnh Long An và TPHCM sẽ dài 5,7km và được thiết kế trên cao để phù hợp với mỹ quan và không phá vỡ không gian đô thị.
  • Vị trí trạm dừng chân và các công trình phụ trợ có quy mô lên đến 10ha được thống nhất đặt trên địa bàn huyện Đức Huệ trong đó trạm dừng chân sẽ rộng 1ha còn lại là khu thương mại và dịch vụ.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh Long An đề xuất ngân sách nhà nước hỗ trợ 90% còn lại là ngân sách tỉnh.
Dự kiến ngân sách đầu tư cho đường Vành đai 4 đoạn qua địa phận tỉnh Long An khoảng 3.600 tỷ đồng trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 2.400 tỷ đồng, vốn xây dựng hơn 1.200 tỷ đồng.
Từ giữa tháng 4/2023, dự án Vành đai 4 Long An đã chính thức được khởi công và dự kiến hoàn thành vào năm 2025.

Tác Động Của Đường Vành Đai 4 Long An Đến Thị Trường Bất Động Sản

Dự án Vành đai 4 được xem là dự án về hạ tầng giao thông “khủng” của TP.HCM, Long An và các tỉnh lân cận khác, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Bản đồ tỉnh Long An Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi sau khi tuyến đường này hoàn thành và đi vào khai thác, sử dụng.
Theo dự đoán của các chuyên gia, sự xuất hiện của đường Vành đai 4 trong tương lai hứa hẹn sẽ biến Long An trở thành “miền đất hứa” thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đồng thời các dự án công nghiệp, thương mại, dịch vụ với các quy mô khác nhau sẽ dẫn “mọc lên”.
Theo bản đồ vành đai 4 Long An, những địa điểm mà tuyến đường này đi qua sẽ có nhiều giá trị sử dụng. Vì vậy mà thị trường bất động sản ở những khu vực này sẽ được hưởng nhiều lợi ích. Mức độ quan tâm, hoạt động giao dịch dọc theo tuyến Vành đai 4 tăng.
Mặc dù thị trường bất động sản Long An vẫn còn trầm lắng nhưng một số huyện giáp TP Hồ Chí Minh như Bến Lực, Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa đã có những chuyển biến. Các nhà đầu tư cũng rục rịch tìm kiếm những vị ví gần tuyến Vành đai 4 để đón đầu xu hướng. Sau khi tuyền Vành đai 4 Long An hình thành thì thị trường bất động sản tại khu vực này sẽ trở nên sôi động đồng thời giá trị cũng gia tăng nhanh chóng.
Đường Vành đai 4 Long An
Bản đồ Long An sẽ có nhiều thay đổi sau khi đường Vành đai 4 hình thành. Ảnh: landz.vn
Những thay đổi tích cực về bản đồ Long An theo quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 hứa hẹn sẽ mở ra một tương lai rực rỡ, phồn vinh, tạo nên điểm sáng kinh tế khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Điều này cũng chứng tỏ thị trường bất động sản Long An sẽ có nhiều đột phá trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn cần phải thận trọng trước khi quyết định “rót tiền” để tránh những rủi ro không đáng.

Mua bán Nhà đất Long an giá tốt ở đâu

Hàng ngàn tin đăng mua bán nhà đất tỉnh Long An giá tốt, thông tin minh bạch, pháp lý rõ ràng đang chờ đón bạn khám phá.

Xem ngay
Linh Trần