Không phải ai cũng hiểu rõ và chính xác về khái niệm nhà ở xã hội là gì
1. Nhà ở xã hội là gì?
Hiện nay, mô hình nhà ở xã hội đã trở nên quá quen thuộc đối với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ và chính xác nhà ở xã hội là gì.
Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở như thế nào?
Nhà ở xã hội là một dạng mô hình nhà ở thuộc sự quản lý và sở hữu của nhà nước (cấp trung ương hay địa phương). Hoặc đây là những căn hộ được các tổ chức phi lợi nhuận xây dựng nhằm cung cấp phân khúc nhà ở giá rẻ cho người có nhu cầu thuê hoặc mua nhà tại thành phố.
Nhà ở xã hội là phân khúc nhà ở giá rẻ, phù hợp với những đối tượng có mức tài chính trung bình
Mô hình nhà ở xã hội được xây dựng và cung cấp tới người sử dụng với mục đích chính là tạo nhiều hơn các cơ hội sở hữu nhà ở với giá thành thấp cho người dân. Theo quy định, nhà ở xã hội là mô hình cư trú dành cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn hoặc thuộc diện chính sách như sĩ quan, quân nhân, cán bộ, công chức nhà nước,…
Đặc điểm của nhà ở xã hội
Các đặc điểm cơ bản của nhà ở xã hội có thể kể đến như:
- Nhà ở xã hội tại các khu đô thị, thành phố phải là chung cư hoặc xếp vào dạng đặc biệt là những tòa nhà có từ 5 - 6 tầng.
- Diện tích mặt bằng sử dụng không vượt quá 70m2, phải được hoàn thiện theo các cấp bậc. Với nhà ở thuộc hạng nhà nước, diện tích sàn không được dưới 30m2/sàn.
- Các căn nhà vẫn phải đảm bảo chặt chẽ các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật - xã hội theo quy định khi đưa vào sử dụng.
2. Ưu, nhược điểm của nhà ở xã hội
Giống như những mô hình cư trú khác, nhà ở xã hội cũng có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Trong đó, ưu điểm nổi bật nhất của mô hình này là có mức giá thấp hơn so với các loại nhà ở thương mại như studio, duplex, penthouse,… Đặc biệt, người mua còn được hỗ trợ cho vay mua nhà trong thời gian từ 1 - 5 năm với lãi suất thấp.
Nhà ở xã hội có giá thành thấp hơn so với các dự án nhà ở thương mại
Bên cạnh đó, nhà ở xã hội cũng tồn tại những hạn chế như:
- Chỉ những người thuộc nhóm đối tượng quy định về nhà ở xã hội mới có thể mua được nhà ở xã hội.
- Quy trình và các thủ tục mua khá phức tạp, phải tiến hành xác minh với nhiều bước.
- Người mua không được thực hiện quá trình mua bán hay thế chấp nhà ở xã hội trong vòng 5 năm.
- Diện tích sử dụng là khá hạn chế, không thích hợp với những hộ gia đình đông thành viên.
3. Điều kiện mua nhà ở xã hội 2020 là gì?
Các đối tượng thuộc diện có thể mua nhà ở xã hội cần đảm bảo những yếu tố sau đây:
Điều kiện về nhà ở
- Chưa sở hữu nhà ở hoặc chưa thuê/mua nhà ở thuộc sự sở hữu của nhà nước.
- Đã sở hữu nhà ở riêng, tuy nhiên diện tích mặt bằng trên một thành viên dưới 8m2/người. Hoặc nhà ở đang bị hư hỏng, dột nát, nhà ở tạm.
- Mức thu nhập bình quân mỗi tháng của hộ gia đình mua không vượt quá 5 lần tổng số tiền trả góp mỗi tháng với căn hộ có diện tích tối đa là 70m2 và không thấp hơn 4 lần số tiền trả 1 tháng với căn nhà có diện tích tối thiểu là 30m2.
Điều kiện về vấn đề cư trú
- Người mua cần có đăng ký hộ khẩu tại tỉnh, thành phố nơi mà nhà ở xã hội được bán.
- Nếu không đăng ký thường trú, người mua cần đăng ký tạm trú với thời hạn tối thiểu 1 năm tại tỉnh hoặc thành phố mà nhà ở xã hội được cung cấp.
Điều kiện về mức thu nhập
- Các đối tượng như người có công với cách mạng, cán bộ - công chức nhà nước, hộ gia đình - cá nhân bị thu hồi đất và giải tỏa chưa qua bồi thường không có yêu cầu về thu nhập.
- Đối tượng là hộ nghèo hoặc cận nghèo cần có sổ xác thực.
- Các đối tượng khác thuộc nhóm được mua nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế cá nhân.
4. Hồ sơ và thủ tục mua nhà ở xã hội
Làm sao mua được nhà ở xã hội là vấn đề được người mua quan tâm khi quyết định lựa chọn mô hình cư trú này. Với nhà ở xã hội, người mua cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện các thủ tục về nhà ở.
Hồ sơ nhà ở xã hội
- Đơn đăng ký mua nhà ở xã hội (được cấp theo mẫu có sẵn).
- Chứng minh thư nhân dân của người mua (3 bản đã được công chứng).
- Đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (3 bản đã được công chứng).
- Ảnh (3x4) các thành viên trong gia đình, 3 ảnh/thành viên.
- Các minh chứng khác như thực trạng nhà ở, thu nhập.
Quy trình, thủ tục mua nhà ở xã hội mới nhất
- Người mua nộp hồ sơ và các giấy tờ cần thiết cho chủ đầu tư dự án.
- Chủ đầu tư tiến hành xem xét hồ sơ, lập danh sách các đối tượng được mua/thuê nhà ở xã hội do mình quản lý. Sau đó sẽ phản hồi kết quả tới người mua. Trường hợp chủ đầu tư trả lại hồ sơ sẽ ghi rõ lý do hoàn trả.
- Chủ đầu tư tiếp tục gửi danh sách người được mua cho sở Xây dựng để tiến hành xác thực lại một lần nữa. Sau 15 ngày kể từ khi gửi danh sách xác thực, nếu Sở Xây dựng không có ý kiến gì, chủ đầu tư sẽ thông báo cho người mua. Đồng thời, tiến hành đàm phán, thỏa thuận và ký kết hợp đồng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm công khai danh sách người mua tại các sàn giao dịch bất động sản, trụ sở làm việc hay trang thông tin nhà ở của chủ đầu tư.
5. Các câu hỏi liên quan đến nhà ở xã hội
Dưới đây là một số câu hỏi thường được người mua quan tâm và tìm hiểu đối với mô hình nhà ở xã hội. TinNhaDatVN.Com đã tổng hợp và có những chia sẻ nhằm giải đáp như sau:
Có nên mua nhà ở xã hội không?
Đây là thắc mắc của không ít người khi tìm hiểu và có ý định sử dụng mô hình cư trú này. Trên thực tế, nếu bạn thuộc nhóm đối tượng quy định của nhà nước và có một mức thu nhập vừa phải thì việc sở hữu cho mình một căn nhà ở xã hội là khá hợp lý. Bởi điều này sẽ tốt hơn hẳn so với việc đi thuê nhà. Tất nhiên, bạn cũng có thể xem xét hay đánh giá các yếu tố khác liên quan trước khi quyết định có mua hay không.
Có nên mua nhà ở xã hội không là nỗi băn khoăn của không ít người mua
Lãi suất cho vay nhà ở xã hội 2020 là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lãi suất cho vay nhà ở xã hội 2020 với người mua tại các ngân hàng nhà nước là 5%. Mức lãi suất này được quy định theo các thông thư số 11, 25 và 32.
Nhà ở xã hội có được cấp sổ đỏ hay không?
Hầu hết người mua đều có chung thắc mắc là nhà ở xã hội có sổ hồng không? Theo quy định của nhà nước, với các hợp đồng mua bán nhà ở xã hội có thời gian trên 5 năm sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Tuy nhiên, với quy định mới nhất, chủ đầu tư phải nhanh chóng cấp giấy sử dụng nhà ngay sau khi người mua thanh toán 100% giá trị căn hộ.
Người mua sẽ được cấp “sổ hồng” sau khi thanh toán 100% giá trị căn hộ
Có được thế chấp nhà ở xã hội không?
Theo quy định về nhà ở xã hội, người mua không được phép thực hiện thế chấp nhà ở xã hội hay chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong tối thiểu 5 năm, tính từ thời điểm trả hết tiền nhà theo hợp đồng mua bán. Hoặc hiểu một cách đơn giản, người mua chỉ được thực hiện các giao dịch mua bán, thế chấp sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Những lưu ý khi mua nhà ở xã hội là gì?
Hiện nay, người mua có thể tìm kiếm và lựa chọn với ngày một nhiều các dự án nhà ở 2020. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa các rủi ro khi mua nhà ở xã hội, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Cần tham khảo thông tin các dự án nhà ở trên các website, sàn giao dịch bất động sản uy tín. Đặc biệt, người mua nên tìm hiểu kỹ và chính xác những yếu tố như mức độ uy tín của chủ đầu tư (với nhà ở xã hội không thuộc quản lý của nhà nước), tiến độ dự án, mức giá,…
- Không mua nhà ở xã hội theo hình thức mua lại.
- Lựa chọn nhà ở xã hội đáp ứng các yêu cầu sống cơ bản và có chất lượng công trình đảm bảo.
>> Xem thêm: Kinh nghiệm mua nhà giấy tay an toàn
Trên đây TinNhaDatVN.Com đã giải đáp thắc mắc nhà ở xã hội là gì và các vấn đề liên quan. Hy vọng những thông tin nói trên sẽ hữu ích, giúp bạn đưa ra được quyết định có nên mua nhà xã hội không và lựa chọn được dự án phù hợp.
NT