Dịch Covid-19 tạo ra sự đứt gãy các chuỗi cung ứng, khiến nhiều nước nhận ra những rủi ro khi thị trường Trung Quốc gặp các biến cố bất ngờ trong khi phải lệ thuộc hoàn toàn nguồn cung cấp vào thị trường này. Biến cố này khiến nhiều thương hiệu lớn muốn lựa chọn thêm một thị trường mới có tính ổn định cao hơn, khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt để phá bỏ sự lệ thuộc vào một thị trường duy nhất.
Trong khi đó, trước thương chiến Mỹ - Trung cũng đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp chế tạo nhận thấy nhiều áp lực về chi phí lao động tại Trung Quốc. Qua nhiều năm cả chi phí đất đai, thuê đất cũng tăng nên nhiều nhà máy đã mong muốn tìm địa điểm khác để di dời. Chiến tranh thương mại tạo động lực để họ di chuyển nhanh hơn khỏi Trung Quốc. Khảo sát của AmCharm Thượng Hải cho biết, 1/3 cơ sở sản xuất có nhu cầu di dời, mà điểm đến là Đông Nam Á vì gần Trung Quốc, chi phí lao động, đất đai thấp hơn nhiều. Hơn nữa, những thị trường mới nổi như Việt Nam hay Thái Lan cũng có nhu cầu tiêu thụ nội địa lớn, đáp ứng tốt tiêu chí dịch chuyển. Thực tế, nhiều công ty đồ gỗ, da giày... đã giảm sản lượng sản xuất tại Trung Quốc và di chuyển sang Việt Nam.
Các địa phương có khu công nghiệp cần chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng.
Những thông tin trên được các chuyên gia bất động sản tại Trung Quốc, Hồng Kông đưa ra trong buổi tọa đàm trực tuyến Adapt 2 Change #2 của Batdongsan.com.vn. Theo các chuyên gia, trước xu hướng dịch chuyển này, để thu hút FDI từ Trung Quốc, các địa phương cần giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng đường bộ đường sắt, cảng... tạo ra hệ thống logistic khép kín bởi các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những vị trí có thể kết nối các cơ sở logistic khác nhau... Cùng với đó, địa phương cần chuẩn bị cơ sở lưu trú, giáo dục, chăm sóc y tế... phục vụ chuyên gia, đội ngũ quản lý... chuyển sang theo dây chuyền sản xuất... Tiếp theo, cần đào tạo đội ngũ lao động để có kỹ năng tốt hơn, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của công nghệ, của nhu cầu sản xuất. Các địa phương cũng nên đề xuất các chính sách cho nhà đầu tư nước ngoài minh bạch, rõ ràng, có các ưu đãi về thuế, quyền sở hữu đất đai; đề xuất hoặc xây dựng giải pháp 1 cửa cho thủ tục thành lập công ty, giao đất...
Đối với các môi giới, nhà đầu tư, các chuyên gia đưa ra 4 bước cần thực hiện để sẵn sàng đón sóng đầu tư bất động sản công nghiệp:
1. Am hiểu pháp lý
Các môi giới, nhà đầu tư là cầu nối các dự án bất động sản với nhà đầu tư nước ngoài, do đó họ cần am hiểu pháp lý đối với BĐS để trở thành người dẫn dắt có kiến thức, kinh nghiệm về thị trường, có khả năng kiểm chứng tính xác thực các giấy tờ liên quan sở hữu nhà.
Ngoài am hiểu pháp lý, việc thành thạo ngôn ngữ để có thể hỗ trợ các nhà đầu tư tận dụng quy trình thủ tục một cửa, thực hiện các thủ tục pháp lý tại Việt Nam... cũng là một lợi thế.
Nắm rõ thông tin về pháp lý, thông tin thị trường bất động sản công nghiệp là lợi thế của môi giới.
2. Nắm rõ thông tin thị trường
Ngoài việc giúp nhà đầu tư tìm kiếm khách hàng, đối tác, môi giới cũng cần duy trì kết nối với họ, tăng cường quảng cáo ở các khu vực thị trường đó. Trước hết là tìm kiếm thông tin về thị trường, có đặc điểm khách hàng như thế nào. Có thể sử dụng mạng xã hội, nỗ lực tìm kiếm thông tin với các kênh khác nhau, vừa tìm kiếm khách hàng tiềm năng vừa quảng cáo, chia sẻ thông tin.
3. Thành thạo công nghệ trực tuyến:
Sử dụng thành thạo công nghệ truyền thông trực tuyến để tìm hiểu thông tin, tư vấn cho khách hàng trước khi có thể gặp mặt trực tiếp. Các nhà môi giới có thể thiết lập mạng lưới để chia sẻ thông tin với nhau. Các đối tác nước ngoài sẽ cần thông tin để so sánh các điểm đến do đó môi giới cần nghiên cứu kỹ về nhu cầu di dời, thị trường có đặc điểm phù hợp với nhu cầu...
4. Chăm sóc khách hàng hậu mãi
Sau khi đã hoàn thành giao dịch cần tiếp tục đưa ra các dịch vụ sau bán hàng tốt, có chất lượng, hỗ trợ tìm kiếm nhà ở, trường học, cơ sở uy tín cho con cái, gia đình của các chuyên gia, lao động dịch chuyển theo chuỗi sản xuất. Ngoài ra, việc giới thiệu cho khách địa điểm ăn uống, du lịch, thậm chí văn hóa địa phương cũng là điểm cộng thu hút nhà đầu tư.
Cũng tại sự kiện Adapt 2 Change #2, các chuyên gia bất động sản cho biết, Việt Nam không chỉ có cơ hội với bất động sản công nghiệp mà phân khúc bất động sản nhà ở, nghỉ dưỡng cũng có nhiều cơ hội. Cụ thể, thị trường nhà ở của Trung Quốc hiện đã hồi phục khoảng 80-90% so với trước dịch nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn có 1 số chính sách hạn chế việc mua bán nhà ở như đánh thuế, giới hạn số lượng bất động sản sở hữu... để hạn chế đầu cơ. Điều này khiến người dân có xu hướng tìm kiếm các bất động sản ở nước ngoài, trong đó có khu vực Đông Nam Á.
Để biết thêm các thông tin đã diễn ra trong sự kiện Adapt 2 Change #2, độc giả có thể xem lại link livestream