Huyện Bến Lức nằm ở phía Đông tỉnh Long An, giáp với thành phố Hồ Chí Minh, có vai trò là cửa ngõ phía Bắc của miền Tây Nam Bộ. Bến Lức với vị trí trọng điểm, liên kết với đồng bằng sông Cửu Long, là khu vực trung gian, chuyển tiếp văn hóa, kinh tế giữa các tỉnh miền Tây và thành phố Hồ Chí Minh.
Về vị trí địa lý
- Phía Bắc huyện tiếp giáp huyện Đức Huệ, Đức Hòa
- Phía Nam tiếp giáp huyện Tân Trụ, Cần Giuộc, Cần Đước
- Phía Đông tiếp giáp huyện Bình Chánh
- Phía Tây giáp huyện Thủ Thừa
Hành chính
Huyện Bến Lức có diện tích 285,97km2, dân số 181.660 nhân khẩu (số liệu năm 2019), được chia thành 15 đơn vị hành chính cấp xã với trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa là thị trấn Bến Lức; các đơn vị còn lại là xã Phước Lợi, xã Mỹ Yên, xã Long Hiệp, xã Nhựt Chánh, xã Thạnh Đức, xã Thanh Phú, xã Tân Bửu, xã An Thạnh, xã Bình Đức, xã Tân Hòa, xã Lương Hòa, xã Lương Bình, xã Thạnh Hòa, xã Thạnh Lợi.
Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Theo quy hoạch Bến Lức đến năm 2030, hạ tầng sẽ được đầu tư, phát triển một cách đồng bộ, Bến Lức sẽ trở thành tâm điểm thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước.
Về cơ bản, kinh tế huyện Bến Lức được chia thành 2 vùng chủ yếu:
- Vùng phía Nam của Bến Lức do có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện, tạo thuận tiện cho phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, dân cư tập trung đông đúc. Khu vực này cũng có nhiều khu đô thị, khu và cụm công nghiệp, tạo bàn đạp cho sự phát triển toàn huyện.
- Vùng phía Bắc chủ yếu sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực là chanh, mía, thơm... Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, nhiều khu - cụm công nghiệp cũng được hình thành dọc theo trục tỉnh lộ 830, làm thay đổi bộ mặt kinh tế toàn vùng.
Bản đồ quy hoạch huyện Bến Lức đến năm 2030
Quy hoạch hạ tầng giao thông
Huyện Bến Lức có lợi thế về mạng lưới giao thông cả về đường bộ lẫn đường thủy, tạo thuận tiện cho di chuyển, giao thương, an ninh – quốc phòng. Ngoài các tuyến đường hiện hữu, theo quy hoạch được duyệt, Bến Lức sẽ được đầu tư xây mới, nâng cấp nhiều tuyến đường, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc của huyện.
Hiện tại, các dự án đô thị được đầu tư ở Bến Lức ngày càng nhiều, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư, phát triển mạnh mẽ. Các tuyến đường trọng điểm đi qua địa bàn huyện như cao tốc TP.HCM – Trung Lương, đại lộ Đông – Tây, cao tốc Long An – Tân Sơn Nhất, vành đai 1-2-3-4 và nhiều tuyến đường tỉnh lộ.
Trong đó, cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã đi vào hoạt động và cũng là một trong những tuyến đường cao tốc đầu tiên ở khu vực phía Nam. Tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thanh hiện đang trong thời gian hoàn thiện và sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam một cách mạnh mẽ khi hoàn thành. Mặt khác, cư dân di chuyển giữa miền Tây và khu vực Đông Nam Bộ sẽ nhanh chóng, thuận tiện hơn, góp phần giảm tải áp lực về giao thông và giảm bớt tình trạng tắc nghẽn, tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ 1A, 5A.
Theo bản đồ quy hoạch đã được phê duyệt, trên địa bàn huyện sẽ có một số tuyến đường lớn chạy qua như quốc lộ N2, quốc lộ 1A, đường 824, 825. Ngoài ra còn có hệ thống đường thủy sông Vàm Cỏ Đông, tất cả tạo nên hệ thống hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, đồng bộ.
Hạ tầng giao thông được quy hoạch bài bản tạo lợi thế giúp Bến Lức thu hút đầu tư vào các lĩnh vực bất động sản, các khu chế xuất, công nghiệp, đồng thời mở ra cơ hội việc làm cho lao động địa phương và góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Quy hoạch phát triển đô thị
Với lợi thế về quỹ đất sạch, Bến Lức trở thành nơi được các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước và cả khách hàng nhỏ lẻ mua đất quan tâm. Các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan với kế hoạch phát triển các khu công nghiệp lớn, trung tâm dịch vụ, thương mại, nhà hàng, khách sạn. Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn huyện đã phủ kín 25% diện tích đất tự nhiên. Bên cạnh đó, các hệ thống hạ tầng cơ sở nội bộ như trường học, giao thông, bến xe, bệnh viện, cấp thoát nước, công viên cây xanh… cũng được chú trọng đầu tư.
Mặt khác, Bến Lức cũng được hưởng lợi thế từ chính sách giãn dân của TP.HCM. Khi mật độ dân số ở khu vực trung tâm TP.HCM đã quá cao, ảnh hưởng đến chất lượng và môi trường sống. Dự kiến, Bến Lức sẽ trở thành đô thị vệ sinh của tỉnh Long An và là một trong những khu vực đầu tiên triển khai các chính sách đô thị hóa quy hoạch đầu tiên, phát triển theo mô hình mạng lưới đô thị, theo chuỗi đô thị vùng hành lang Quốc lộ 1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư hiện đại, đồng bộ, phù hợp với định hướng phát triển. Cụ thể, không gian đô thị được tổ chức gồm khu dịch vụ - thương mại, khu công trình công cộng, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, công trình công nghiệp, đất xây dựng khu công nghiệp, nhà ở cùng một số công trình khác.
Huyện Bến Lức cũng đã được thông qua nghị quyết phê duyệt công nhận là khu đô thị loại 4. Sự kiện được xem là bàn đạp thúc đẩy thị trường bất động sản khu vực.
Tình hình bất động sản
Có thể thấy rằng, giao thông thuận tiện, an toàn cùng vị trí đắc địa được coi là điểm cộng lớn giúp Bến Lức thu hút vốn từ các nhà đầu tư, từ đó phát triển mạnh khu công nghiệp, khu chế biến sản xuất, mở ra cơ hội việc làm, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho huyện và tỉnh.
Các dự án bất động sản ở những trục đường chính liên tỉnh, thành phố mọc lên ngày càng nhiều. Đi cùng với đó là sự xuất hiện của các trung tâm thương mại, chung cư cũng nhiều, phục vụ nhu cầu người dân.
Một số dự án khu dân cư, dự án đất nền trên địa bàn huyện Bến Lức có thể kể đến như Thắng Lợi Central Hill, khu dân cư Solar City, khu đô thị Waterpoint Long An, khu dân cư Long Phú Residence, đất chia lô An Nhiên Riverside, biệt thự Trần Anh Riverside, đất chia lô Western City, khu dân cư Phúc Long Garden, khu dân cư Moonlight Villas, khu dân cư Long Hội City, biệt thự vườn An Thạnh…
Khánh An (tổng hợp)