Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào, miền nào của Việt Nam hiện là thắc mắc rất nhiều du khách trong nước và quốc tế. Trong khoảng 5 năm trở lại đây, địa danh này trở thành điểm đến của đông đảo khách du lịch thích khám phá, trải nghiệm hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc.
Bài viết dưới đây, TinNhaDatVN.Com cung cấp các thông tin về vị trí đía lý, điều kiện tự nhiên, hành chính, dân cư, kinh tế, xã hội… của Phú Quý để bạn đọc có cái nhìn tổng quan về huyện đảo này.
1. Huyện Đảo Phú Quý Thuộc Tỉnh Nào, Miền Nào?
Muốn biết đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào, trước hết cần biết tọa độ địa lý của Phú Quý. Tọa độ địa lý của Phú Quý là từ 105°55’ đến 108°58′ kinh Đông và từ 10°29’ đến 10°33’ vĩ Bắc. Phú Quý còn được gọi là cù lao Khoai Xứ hay cù lao Thu, là một huyện đảo thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, trực thuộc tỉnh Bình Thuận. Quần đảo này có tổng cộng 12 đảo lớn nhỏ, là hệ thống đảo ở cực Nam Trung Bộ.
Khoảng cách từ đảo Phú Quý tới các vùng lân cận như sau:
- Cách TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 200km về phía Đông;
- Cách Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 330km về phía Đông Bắc;
- Cách thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa khoảng 150km về phía Nam;
- Cách quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa khoảng 540km về hướng Tây Nam;
- Cách Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận khoảng hơn 100km về hướng Đông Nam.
Như vậy đã có câu trả lời cho câu hỏi huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào Việt Nam. Phú Quý chỉ cách TP. Phan Thiết khoảng hơn 100km nên du khách tới TP này đều ghé đảo Phú Quý tham quan các di tích và danh lam thắng cảnh nổi bật tại đây.
Đảo Phú Quý đóng vai trò quan trọng về quốc phòng an ninh biển đảo, được ví như trạm nổi khổng lồ, nơi giao lưu giữa đất liền với quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, nơi cung cấp hậu cần cho các tình huống quốc phòng an ninh.
2. Điều Kiện Tự Nhiên Của Huyện Đảo Phú Quý Có Gì Nổi Bật?
Sau khi nắm rõ đảo Phú Quý thuộc địa phận tỉnh nào, chúng ta sẽ tìm hiểu điều kiện tự của huyện đảo này – một trong những yếu tố quan trọng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Khí Hậu – Thủy Văn Đảo Phú Quý
Khí hậu trên đảo Phú Quý ôn hòa, mát mẻ quanh năm với 2 mùa chính là mùa khô và mùa mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 1.000 – 1.100mm. Nhiệt độ trung bình từ 22oC – 28oC. Độ ẩm không khí từ 72 – 88%. Mùa mưa bắt đầu vào tháng 5 kéo dài đến tháng 10, mưa nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa mưa ẩm ướt, gió lớn, mây nhiều bao phủ.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thời tiết mùa khô rất đẹp, có nắng vàng, gió nhẹ, nước biển trong xanh, trời ít mây. Với điều kiện thời tiết như vậy, mùa khô cũng trùng với mùa du lịch đảo Phú Quý.
Trên đảo Phú Quý chỉ những dòng chảy tạm thời vào mùa mưa. Thủy triều trên đảo thuộc thủy triều hỗn hợp, với độ lớn triều trung bình là 1,6m, dao động từ 0,3m – 2,2m.
Địa Chất – Địa Hình
Địa hình huyện đảo Phú Quý khá đa dạng, có núi đồi ở phía Bắc và đất bằng ở phía Nam, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam. Phú Quý sở hữu 3 ngọn núi tuyệt đẹp, gồm núi Cấm 106m ở phía Tây Bắc, núi Cao Cát 86m ở phía Đông Bắc và núi Ông Đụn cao 46 – 48m ở phía Nam. Cùng với đó là những dãy đồi cao 20 – 30m, 15 – 20m ở trung tâm đảo, vùng rìa đảo là những dãy thềm cao khoảng 5m.
Phú Quý có nhiều bãi biển đẹp, địa hình đáy biển khá bằng phẳng, phù hợp cho hoạt động nghỉ dưỡng, tắm biển, lặn ngắm san hô hoặc xây dựng cảng biển… Nơi đây còn có nhiều lạch (bến), doi (mũi), vịnh, bãi… với thiên nhiên hoang sơ, những bãi tắm thơ mộng hấp dẫn du khách. Đảo Phú Quý có hình hài kỳ thú: nhìn từ phía Tây Nam, Phú Quý tựa như một con cá voi khổng lồ trồi lên mặt nước; nhìn từ phía Bắc giống như một con cá thu; nhìn từ phía Đông lại tựa như một con rồng.
Tài Nguyên Sinh Vật
Đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào? Tọa lạc trong vùng biển Bình Thuận, đảo Phú Quý có nguồn tài nguyên động vật vô cùng phong phú và có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, cua huỳnh đế, đồi mồi, ốc cẩm thạch, cua mặt trăng, các loại hải sâm… Trong đó, cua huỳnh đế là dặc sản được nhiều người tìm mua.
Hệ thực vật của Phú Quý cũng rất đa dạng với nhiều loại quý như rau mứt, rau câu, rong mơ, rau câu chân vịt, rau câu chỉ vàng… có giá trị dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Với những lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên sinh vật nêu trên, huyện đảo Phú Quý có điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên phục vụ du lịch, phát triển dịch vụ du lịch, góp phần nâng cao đời sống của người dân.
3. Huyện Đảo Phú Quý Thành Lập Khi Nào?
Đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào nước ta, thành lập vào khi nào? Theo sử sách xưa ghi lại, Phú Quý trước đây còn được gọi là Thuận Tịnh, Cổ Long, Cù Lao Thu, Cù Lao Khoai Xứ,… Vào năm 1844 đảo được đổi tên từ Tổng Hạ sang Tổng Phú Quý trực thuộc huyện Tuy Phong, phủ Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận.
Trải qua quá trình phát triển, Phú Quý có tổng diện tích tự nhiên là 17,4km2; chính thức được thành lập vào ngày 27/4/1997 theo Quyết định số 329-CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở đảo Phú Quý. Lúc bấy giờ, Phú Quý thuộc tỉnh Thuận Hải, gồm 3 xã là Tam Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải.
Vào ngày 26/12/1991, tỉnh Thuận Hải được tách thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận. Theo đó, huyện đảo Phú Quý do tỉnh Bình Thuận quản lý như hiện nay. Đến thời điểm hiện tại, Phú Quý có 3 đơn vị hành chính cấp xã và 10 thôn. 3 xã gồm Long Hải, Tam Thanh và Ngũ Phụng (huyện lỵ). Trung tâm huyện lỵ Phú Quý đã đạt chuẩn đô thị loại V.
- Xã Long Hải có 4 thôn: Tân Hải, Đông Hải, Quý Hải, Phú Long.
- Xã Ngũ Phụng (huyện lỵ) có 3 thôn: Phú An, Quý Thạnh, Thương Châu.
- Xã Tam Thanh có 3 thôn: Mỹ Khê, Triều Dương, Hội An.
Theo số liệu năm 2018, toàn huyện đảo có tổng cộng 30.971 người, mật độ dân số là 2.147 người/km2. Sinh sống trên địa bàn Phú Quý chủ yếu là người Kinh, ngoài ra còn có người Hoa, Cơ Ho, Chơ Ro.
4. Ngành Kinh Tế Trọng Điểm Của Huyện Đảo Phú Quý?
Trong một thời gian dài, người dân trên đảo Phú Quý sống khép kín, kinh tế tự cung tự cấp. Ngành nghề đóng vai trò chủ đạo là ngư nghiệp, trồng trọt và một số nghề thủ công như đan võng, dệt vải, ép dầu…
Kinh tế xã hội huyện đảo Phú Quý từ trước năm 2014 còn nhiều khó khăn, thiếu thốn khi thời gian sử dụng điện chỉ có 16 giờ/ngày. Từ ngày 1/7/2014 điện mới được cấp đủ 24 giờ/ngày và giá điện, giá nước sạch bằng giá đất liền. Điều này được đánh giá là bước ngoặt lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nhất là lĩnh vực du lịch.
Tuyến cao tốc Bắc – Nam đoạn đi qua địa bàn tỉnh Bình Thuận, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được đưa vào khai thác hồi tháng 4/2023, cùng với đó có thêm nhiều tuyến tàu cao tốc Phan Thiết – Phú Quý chuyên chở khách giúp giao thông kết nối giữa đất liền và đảo Phú Quý ngày càng thuận lợi.
Với thuận lợi về giao thông kết nối, ngành du lịch của huyện đảo Phú Quý được xác định trở thành ngành kinh tế trọng điểm, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận. Lượng du khách đến đảo tăng đột biến trong những năm gần đây, từ 16.600 lượt du khách năm 2017 lên hơn 42.000 lượt năm 2019. Năm 2022, sau dịch Covid-19, lượng khách tăng cực mạnh với hơn 95.000 lượt. Tổng số khách trong nước và quốc tế đến đảo Phú Quý trong 5 tháng đầu năm là 64.879 lượt, vượt xa so với mục tiêu đặt ra hồi đầu năm.
Du lịch phát triển tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, mang lại lợi nhuận, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đóng góp cho nền kinh tế huyện đảo Phú Quý, đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, di sản liên quan biển, đảo của địa phương.
5. Đến Huyện Đảo Phú Quý Bằng Phương Tiện Gì?
Bạn đã biết huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào và muốn tới đây tham quan du lịch? Vậy cách nào để di chuyển đến đảo Phú Quý? Để đến "viên ngọc thô" này, cần đi qua 2 chặng đường sau:
Chặng 1: Đi đến TP. Phan Thiết bằng máy bay (nếu có), tàu hỏa (nếu có), xe ô tô; xe máy hoặc các phương tiện công cộng (nếu gần). Nếu chọn đi máy bay, bạn sẽ hạ cánh tại sân bay Cam Ranh hoặc sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Từ sân bay, bạn bắt xe về trung tâm TP. Phan Thết.
Chặng 2: Từ TP. Phan Thiết đi đảo Phú Quý (khoảng 120km). Phương tiện duy nhất mà bạn có thể sử dụng là tàu. Từ trung tâm TP. Phan Thiết, bạn bắt xe tới cảng Phan Thiết rồi bắt tàu cao tốc ra đảo Phú Quý. Hiện có nhiều hãng tàu vận chuyển khách ra đảo như Superdong Phú Quý, Chấn Kha Phú Quý; Phú Quý Express, Trưng Trắc Phú Quý. Bạn mất khoảng từ 3 – 3,5 tiếng để đến đảo bằng tàu cao tốc.
Như vậy, để đến huyện đảo Phú Quý, bạn sử dụng cả đường hàng không, đường sắt, đường bộ và đường thủy.
6. Du Lịch Đảo Phú Quý Tháng Nào Đẹp?
Ngoài tài chính và thời điểm thuận lợi, bạn cũng nên căn cứ vào điều kiện thời tiết đảo Phú Quý từng mùa, từng tháng trong năm để lên lịch trình du lịch hợp lý, từ đó có được những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ.
- Từ tháng 12 đến tháng 2: Thời điểm này được xem là mùa đông của đảo Phú Quý. Trời khá lạnh, rất ít mưa. Nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, đêm trời lạnh hơn ban ngày một chút với nền khoảng nhiệt từ 17 – 20 độ C.
- Từ tháng 3 đến tháng 5: Thời điểm này là mùa xuân trên đảo Phú Quý, thời tiết ấm áp, nắng nhẹ, không quá ẩm hay oi bức, ít mây, nhiệt độ khoảng từ 24 – 28 độ C…
- Từ tháng 6 đến tháng 9: Thời điểm này là mùa hè và cũng là mùa mưa trên đảo Phú Quý. Thời tiết khô hanh và nóng do gió Tây tác động. Độ ẩm cao, mưa dông thường xuyên do ảnh hưởng bởi bão ngoài khơi. Nhiệt độ trung bình từ 28 – 32 độ C.
- Từ tháng 10 đến tháng 11: Thời điểm này mùa Thu trên đảo Phú Quý, thời tiết mát mẻ và ít mưa dần so với mùa hè. Trời nhiều mây, thường có những cơn mưa nhỏ bất chợt. Nhiệt độ dao động khoảng từ 23 – 26 độ C. Sau mưa đêm trời nhiều sương, se lạnh khoảng 17 độ C.
Với đặc điểm thời tiết từng mùa như trên thì khoảng thời gian phù hợp nhất để du lịch đảo Phú Quý là từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, nhất là giai đoạn tháng 3, 4, 5. Thời tiết đẹp góp phần mang lại cho bạn một chuyến du lịch biển đảo hoàn hảo.
7. Các Địa Điểm Tham Quan Và Ẩm Thực Hấp Dẫn Trên Đảo Phú Quý
Huyện đảo Phú Quý là một quần đảo gồm 12 đảo lớn, nhỏ với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, đặc sắc, nơi mang lại cho du khách những trải nghiệm khó quên. Dưới đây là danh sách các điểm tham quan nổi bật trên đảo Phú Quý để bạn tham khảo.
STT | Điểm tham quan | Địa chỉ |
1 | Vịnh Triều Dương | Xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
2 | Bãi Nhỏ – Gành Hang | Đường số 8, thôn An Bình, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
3 | Núi Cao Cát | Đường Nguyễn Thông, xã Long Hải, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
4 | Bờ kè Bảy sắc – Lăng Cô | Thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
5 | Hồ cá Làng Dương | Xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
6 | Chùa Linh Sơn | Đường Tôn Đức Thắng, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
7 | Chùa Linh Quang | Đường Võ Văn Kiệt, thôn Mỹ Khê, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
8 | Hải đăng Phú Quý | Xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
9 | Cánh đồng điện gió Phú Quý | Đường Nguyễn Thị Minh Khai, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
10 | Dinh Thầy Nại | Thôn Đông Hải, xã Long Hải, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
11 | Thăm các đảo Hòn Tranh, Hòn Đen, Hòn Trứng, Hòn Giữa, Hòn Đỏ… | Các đảo nhỏ xung quanh đảo Phú Quý, di chuyển bằng cano. |
12 | Đền thờ công chúa Bàn Tranh | Xã Long Hải, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
13 | Lăng cô Mỹ Khê | Xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
14 | Đền thờ cá Ông Vạn An Thạnh | Thôn Triều Dương, xã Tam Thanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
15 | Chợ cá Long Hải | Xã Long Hải, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận |
Về ẩm thực, ăn uống trên đảo Phú Quý khá rẻ. Nếu không ăn ở nhà hàng, bạn có thể ăn hải sản tại các làng bè, lồng bè như bè Anh Sáng, Đại Nam, Hải Phát, Ba Sinh, Hải Thiện… Những món nhất định phải thử khi đến đảo Phú Quý gồm cua huỳnh đế, cua mặt trăng, tôm hùm, cá mú đỏ, cá mú bông, cá thu, hải sâm, bò nóng Phú Quý (quán Thu Viễn, Thanh Bình, Ngọc Tình, Hòa Thướng…
8. Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Đảo Phú Quý
Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm của huyện đảo Phú Quý. Theo đó, quy hoạch phát triển du lịch đảo Phú Quý đến năm 2030 đã được phê duyệt.
Định Hướng Chung
Theo Quy hoạch phát triển khu du lịch đảo Phú Quý, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận đã được phê duyệt, Phú Quý đến năm 2030 sẽ trở thành khu du lịch cấp tỉnh, trở thành điểm đến hấp dẫn với thương hiệu du lịch biển, đảo độc đáo.
Quy hoạch khu du lịch đảo Phú Quý theo hướng đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo; phát triển theo hướng du lịch xanh, bền vững. Đồng thời, phát triển du lịch gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh biển, đảo gắn với bảo tồn, phát huy các di tích lịch sử văn hóa, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngọt trên đảo, bảo vệ môi trường.
Lượt Khách
Huyện đảo Phú quý đặt mục tiêu đến năm năm 2025 đón khoảng 45.000 lượt khách (khoảng 3.000 lượt khách quốc tế). Giai đoạn 2021 – 2025, tốc độ tăng trưởng khách đạt khoảng 13,40%/năm. Mục tiêu đến năm 2030, Phú Quý đón 74.000 lượt khách (khoảng 6.000 lượt khách quốc tế). Tốc độ tăng trưởng khách giai đoạn 2026 – 2030 khoảng 10,46%/năm.
Thị Trường
Cũng theo quy hoạch được duyệt, Phú Quý sẽ mở rộng khai thác các thị trường khách du lịch truyền thống hiện nay của Bình Thuận và chú trọng đến các thị trường truyền thống của Khu du lịch quốc gia Mũi Né như Trung Quốc, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Âu, Hàn Quốc, Trung Đông, Bắc Mỹ.
Sau năm 2025 theo định hướng phát triển, sẽ tiếp cận các thị trường mới như Ấn Độ, Nhật Bản, châu Úc, Trung Đông. Với khách nội địa, sẽ tập trung vào phân khúc khách có mức thu nhập khá trở lên từ các đô thị, sau 2025 tiếp tục mở rộng thị trường, ưu tiên phát triển phân khúc khách cao cấp.
Sản Phẩm Du Lịch
Huyện đảo Phú Quý trong tương lai gần hướng đến phát triển các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng kết hợp thể thao biển; khu nghỉ dưỡng du lịch cao cấp. Cùng với đó, đa dạng các loại hình lưu trú khác kết hợp thể thao biển như khu vực biển xã Ngũ Phụng, xã Tam Thanh. Huyện đảo cũng sẽ mở rộng loại hình du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên.
Phát triển các sản phẩm quan sát các hệ sinh thái biển bằng thuyền đáy kính, lặn ngắm các hệ sinh thái biển, cắm trại dã ngoại tham quan khu bảo tồn biển. Ngoài ra, sẽ xây dựng các khu trung tâm nghiên cứu, bảo tồn tài nguyên rừng.
Khai thác hiệu quả loại hình du lịch tham quan kết hợp trải nghiệm làng nghề, thưởng ngoạn các điểm tham quan như bãi Lạch Dù, Phong Điện Phú Quý, các bãi san hô, hải sản độc đáo. Phát triển du lịch văn hóa, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, tìm hiểu văn hóa đời sống địa phương, trải nghiệm lễ hội truyền thống.
Không Gian Phát Triển Du Lịch
Theo quy hoạch, không gian phát triển khu du lịch là khu vực đảo Phú Quý kết hợp các đảo nhỏ lân cận (Hòn Đen, Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Đỏ, Hòn Giữa, Hòn Hải…) với tổng diện tích gần 1.800 ha gồm khu nghỉ dưỡng biển tổng hợp Ngũ Phụng; khu du lịch tổng hợp Tam Thanh với khu nghỉ dưỡng, resort cao cấp, khu dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí, khu dân cư kết hợp dịch vụ du lịch; khu du lịch sinh thái và bảo tồn tài nguyên đảo; khu trung tâm dịch vụ, vui chơi giải trí, trung tâm nghiên cứu khoa học. Ngoài các tuyến du lịch nội huyện sẽ kết nối với các tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng như Vũng Tàu – Phú Quý, Phan Thiết – Phú Quý…
Trên đây, TinNhaDatVN.Com đã tổng hợp thông tin giải đáp thắc mắc huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào, miền nào. Cùng với đó là thông tin tổng quan về địa phương này để bạn đọc nắm rõ. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho những ai đang có ý định tham quan du lịch đảo Phú Quý hay rót vốn đầu tư nhà đất tại đây.
Lam Giang