Danh Sách 6 Loại Đô Thị Nước Ta Hiện Nay

Các đô thị nước ta hiện nay được chia thành 6 loại là đô thị I, II, III, IV, V và đô thị đặc biệt. Các đô thị được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau và đều đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.

1. Đô Thị Là Gì? Tiêu Chí Phân Loại Đô Thị

Nhà nước đã có những quy định cụ thể về khái niệm và phân loại các đô thị ở nước ta hiện nay.

Đô Thị Là Gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009:
"Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn."
Đô thị là trung tâm tổng hợp, chuyên ngành hoặc hành chính của quốc gia, tỉnh hay huyện
Đô thị là trung tâm tổng hợp, chuyên ngành hoặc hành chính của quốc gia, tỉnh hay huyện. Ảnh: Báo NLĐ
  • Đô Thị Loại 1 Là Gì? Danh Sách 22 Đô Thị Loại 1 Ở Việt Nam
  • Đất Quy Hoạch Là Gì? 6 Câu Hỏi Liên Quan Đến Đất Quy Hoạch

Tiêu Chí Phân Loại Đô Thị Tại Việt Nam

Theo Nghị định số 02/2009/NĐ-CP, một đơn vị hành chính được phân loại là đô thị phải đảm bảo các tiêu chí sau:
  • Chức năng: Là trung tâm tổng hợp về kinh tế, chính trị, hành chính, văn hóa hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là trung tâm của vùng trong tỉnh.
  • Vai trò: Góp phần thúc đẩy vào sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
  • Quy mô dân số: Đạt từ 4000 người trở lên.
  • Mật độ dân số được tính trong nội thành, nội thị và đảm bảo phù hợp quy mô, tính chất, đặc điểm theo từng loại đô thị.
  • Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo đạt yêu cầu, được đầu tư xây dựng đồng bộ và mức độ hoàn thành phù hợp theo từng loại đô thị, hạn chế tối đa việc xây dựng phát triển đô thị gây ô nhiễm môi trường.
  • Kiến trúc và cảnh quan đô thị phải đảm bảo theo quy chế quản lý đô thị, trên 60% trục phố chính đạt tuyến phố văn minh, có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia, có không gian công cộng phục vụ đời sống tinh thần của người dân trong khu vực.

2. Các Đô Thị Nước Ta Hiện Nay

Theo Nghị định số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị, hiện nay Việt Nam có 6 loại đô thị là loại I, II, III, IV, V và loại đặc biệt. Trong đó, các đô thị lớn nước ta hiện nay có thể kể đến là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang,…

Vai Trò, Chức Năng Của Từng Loại Đô Thị

Theo Nghị định, các loại đô thị nước ta hiện nay có chức năng và vai trò như sau:
Loại đô thịVai trò, chức năng
Đô thị loại Đặc biệtLà thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia về kinh tế, chính trị, hành chính, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học, công nghệ. Là đầu mối giao thông, giao lưu trong và ngoài nước. Đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước.
Đô thị loại ILà trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh hoặc cấp tỉnh về kinh tế, chính trị, hành chính, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học, công nghệ. Là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế.Đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và vùng liên tỉnh.
Đô thị loại IILà trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng liên tỉnh hoặc cấp tỉnh về kinh tế, chính trị, hành chính, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học, công nghệ. Là đầu mối giao thông của vùng hoặc tỉnh.Đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và vùng liên tỉnh.
Đô thị loại IIILà trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh về kinh tế, chính trị, hành chính, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học, công nghệ. Là đầu mối giao thông của tỉnh.Đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và vùng liên tỉnh.
Đô thị loại IVLà trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh hoặc cấp huyện về kinh tế, chính trị, hành chính, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học, công nghệ. Là đầu mối giao thông của tỉnh và huyện. Đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện, tỉnh và vùng liên tỉnh.
Đô thị loại VLà trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo. Là đầu mối giao thông của huyện.Đóng vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của huyện và cụm liên xã.
Chức năng và vai trò của các loại đô thị nước ta hiện nay

Tiêu Chuẩn Của Các Loại Đô Thị Ở Nước Ta Hiện Nay

Theo Nghị định số 1210/2016/UBTVQH13, 6 loại đô thị ở nước ta hiện nay đạt những tiêu chuẩn như sau:
Loại đô thị
Quy mô
Mật độ dân số
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
Số lượng đô thị đến
8/11/2023
Toàn đô thị
Khu vực nội thành
Toàn đô thị
Khu vực nội thành
Toàn đô thị
Khu vực nội thành
Đặc biệt
5.000.000 người trở lên
3.000.000 người trở lên
3.000 người/km2 trở lên
12.000 người/km2 trở lên
Từ 70% trở lên
Từ 90% trở lên
2
I
500.000 người trở lên
200.000 người trở lên
2.000 người/km2 trở lên
10.000 người/km2 trở lên
Từ 65% trở lên
Từ 85% trở lên
22
II
200.000 người trở lên
100.000 người trở lên
1.800 người/km2 trở lên
8.000 người/km2 trở lên
Từ 65% trở lên
Từ 80% trở lên
36
III
100.000 người trở lên
50.000 người trở lên
1.400 người/km2 trở lên
7.000 người/km2 trở lên
Từ 60% trở lên
Từ 75% trở lên
45
IV
50.000 người trở lên
20.000 người trở lên
1.200 người/km2 trở lên
6.000 người/km2 trở lên
Từ 55% trở lên
Từ 70% trở lên
95
V
4000 người trở lên
1.000 người/km2 trở lên
5.000 người/km2 trở lên
Từ 55% trở lên
697
Ngoài những yếu tố trên thì các tiêu chuẩn về cơ cấu, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị cũng được quy định đầy đủ tại Phụ lục 1 Nghị định 1210/2016/UBTVQH13.
Hà Nội là một trong hai đô thị loại đặc biệt của nước ta.
Hà Nội là một trong hai đô thị loại đặc biệt của nước ta. Ảnh: Báo QĐND

3. Đặc Điểm Của Đô Thị Nước Ta Hiện Nay

Đặc điểm của đô thị nước ta hiện nay là:

Mạng Lưới Đô Thị Nước Ta Hiện Nay Phân Bố Không Đồng Đều

Sự phân bố các đô thị ở nước ta không đồng đều. Ngoài ra, các đô thị nước ta hiện nay có quy mô nhỏ, vừa và lớn khác nhau. Trung du và miền Bắc là vùng có đô thị nhiều nhất nước ta hiện nay nhưng chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ, mật độ dân số đô thị còn thấp. Đông Nam Bộ là vùng có đô thị ít nhất cả nước nhưng lại là nơi tập trung của đô thị lớn, mật độ dân số đô thị cao nhất nước. Các đô thị lớn ở nước ta hiện nay thuộc Đông Nam Bộ là:
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Thuộc đô thị loại đặc biệt.
  • Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu: Thuộc đô thị loại I.

Dân Cư Tập Trung Đông Tại Các Đô Thị

Tại các đô thị, dân cư tập trung đông đúc và số lượng tăng nhanh do sự dịch cư ồ ạt từ những vùng khác đến. Điều này hầu hết xuất phát từ lý do kinh tế. Đô thị là nơi có thị trường làm việc năng động, nhu cầu nhân sự cao nên dễ dàng để tìm kiếm một công việc như mong muốn.

Tốc Độ Độ Thị Hóa Tại Việt Nam Diễn Ra Nhanh

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hóa khá nhanh, không chỉ diễn ra ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng mà với nhiều tỉnh thành khác. Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam phát triển gắn liền với công nghiệp hóa. Tốc độ đô thị hóa nhanh vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam.
So với các nước trong khu vực ASEAN và thế giới, tỷ lệ đô thị hóa của nước ta còn thấp và phân bổ không đồng đều.
Việt Nam có tốc độ đô thị hóa khá nhanh nhưng không đồng đều
Việt Nam có tốc độ đô thị hóa khá nhanh nhưng không đồng đều. Ảnh: KTVN

4. Tác Động Của Quá Trình Đô Thị Hóa

Dưới đây TinNhaDatVN.Com sẽ chỉ ra những tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống kinh tế – xã hội cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực

Tích Cực

Quá trình đô thị hóa tác động tích cực đến phát triển kinh tế – xã hội:
  • Quá trình đô thị hóa là yếu tố làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng công nghiệp, dịch vụ và giảm nông nghiệp. Những nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân cư tập trung đông, kinh tế phát triển vượt bậc, thị trường tiêu thụ và sản xuất hàng hóa cũng được mở rộng.
  • Sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị nhanh chóng thu hút lực lượng lao động có trình độ, tay nghề cao.
  • Thị trường việc làm ở các đô thị rất lớn, mở ra nhiều cơ hội và góp phần tăng thu nhập cho người lao động.
  • Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các đô thị được chú trọng đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
  • Tại các đô thị không chỉ có đội ngũ người lao động chất lượng cao mà còn sở hữu cơ sở hạ tầng phát triển, đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tiêu Cực

Bên cạnh những tác động tích cực thì quá trình đô thị hóa cũng tồn tại những mặt trái như:
  • Dân cư tập trung quá đông dẫn đến thiếu hụt nhà ở nghiêm trọng tại các đô thị.
  • Tỷ lệ thất nghiệp tại đô thị tăng cao, kể cả nhóm người lao động có học thức.
  • Lượng nước thải, chất thải từ sinh hoạt quá lớn, không được xử lý đúng cách gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt.
  • Dân cư tập trung đông đúc tại các khu đô thị, đặc biệt là những vùng của người lao động nghèo, điều kiện vệ sinh kém, nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến lây lan các bệnh truyền nhiễm.
  • Giao thông ùn tắc vẫn luôn diễn ra hàng ngày tại các đô thị lớn. Lượng khí thải từ phương tiện giao thông gây ô nhiễm không khí trầm trọng, dẫn đến nhiều bệnh lý hô hấp.
  • Các tệ nạn xã hội phát sinh tại các đô thị ngày càng tăng. Dân số động, tình trạng thất nghiệp và tỷ lệ nghèo đói gia tăng gây ra các vấn đề như bạo lực, ma túy, trộm cắp, cướp giật,… dẫn đến mất an ninh, trật tự khu vực.
Cảnh ủn tắc tại đường phố Hà Nội. Ảnh: Vnexpress

5. Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững Đô Thị Tại Việt Nam Đến Năm 2030

Theo Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, Bộ Xây dựng đề ra 3 mục tiêu chính:
  • Một là đến năm 2025 tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt tối thiểu 45% và đạt trên 50% đến năm 2030;
  • Hai là đến năm 2025 số lượng đô thị toàn quốc khoảng 950 – 1.000 đô thị và khoảng 1.000 – 1.200 đô thị đến năm 2030;
  • Ba là hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN đến năm 2030.

Mục Tiêu Cụ Thể Đến Năm 2025

Theo Nghị quyết, đến năm 2025, nước ta sẽ đạt:
  • 100% đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị.
  • Tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.
  • Hạ tầng mạng băng rộng, cáp quang phủ trên 80% hộ gia đình tại đô thị, phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G và điện thoại thông minh.

Mục Tiêu Cụ Thể Đến Năm 2030

Đến năm 2030, nước ta sẽ:
  • Hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.
  • Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang, phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.
  • Xây dựng được mạng lưới đô thị thông minh trung tâm cấp quốc gia và cấp vùng kết nối quốc tế, 3 – 5 đô thị có thương hiệu được công nhận tầm khu vực và quốc tế.
Chất lượng cuộc sống của người dân ở các đô thị ngày càng được nâng cao. Ảnh: Vinpearl
Các đô thị nước ta hiện nay ngày càng gia tăng diện tích, mở rộng lãnh thổ sang các khu vực lân cận. Điều này tạo nên sự liên kết vùng, góp phần cải thiện cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật. Mặc dù đô thị hóa vẫn còn nhiều mặt hạn chế song các hoạt động văn hóa, kinh tế, xã hội tại các đô thị được cải thiện rõ rệt nhờ đó mà chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hà Linh