Cách Tính Diện Tích Đất Ruộng Mới Nhất [Cập Nhật 2023]

Cùng tìm hiểu về cách tính diện tích đất ruộng đơn giản và chính xác nhất. Tại sao phải tính diện tích đất ruộng? Chuẩn bị dụng cụ đo đạc như thế nào trước khi tính diện tích đất ruộng? Bài viết dưới đây sẽ giải thích một cách chi tiết nhất về cách tính diện tích đất ruộng năm 2023.

Tại Sao Phải Tính Diện Tích Đất Ruộng?

Khi bạn mua nhà đất, dù là mua nhà riêng, đất thổ cư hay đất nền dự án, đất ruộng, đất rừng… thì đều cần đo đạc lại để đối chiếu với diện tích được ghi trên sổ đỏ/ sổ hồng.
Việc đo đạc và tính diện tích đất ruộng giúp đảm bảo tính chính xác về số liệu, tránh được những rắc rối trong suốt quá trình người dân sử dụng đất, giao dịch mua bán đất hay một số vấn đề về tính pháp lý sau này.
Chính vì thế, để tránh được sự cố không mong muốn, bạn nên đo đạc lại diện tích đất ruộng cũng như các loại đất khác của mình thật cẩn thận. Có một số trường hợp diện tích đất ruộng ghi trên sổ đỏ bị sai lệch so với diện tích đất ruộng trên thực tế, gây ảnh hưởng lớn đến chính quyền lợi của người sở hữu đất. Ví dụ như số tiền thuế phải nộp sẽ nhiều hơn so với thực tế đất mà chủ sở hữu đang được sử dụng (vì diện tích đất ruộng thực tế đang nhỏ hơn so với diện tích đất ruộng được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Việc đo đạc đất ruộng vừa đảm bảo chính xác về số liệu, lại vừa giúp người dân tránh rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sử dụng đất.

Cách Tính Diện Tích Đất Ruộng Cập Nhật 2023

Vậy cách tính diện tích đất nông nghiệp nói chung và đất ruộng nói riêng như thế nào? Nội dung sau đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính toán diện tích đất ruộng đơn giản và chính xác nhất:

Cách Đo Diện Tích Đất Ruộng

Đầu tiên, chúng ta tiến hành đo diện tích đất ruộng. Để đo diện tích đất ruộng chính xác, người dân thực hiện theo 4 bước cơ bản sau:
Bước 01: Chuẩn bị dụng cụ đo đạc
Chuẩn bị một cuộn thước dây hoặc cây thước thẳng có chia sẵn đơn vị là mét hoặc centimet. Nếu bạn sử dụng thước đo có đơn vị đo không chuẩn thì đương nhiên kết quả đo đạc sẽ không chính xác.
Ngoài ra, để có thể giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn số liệu giữa các lần đo đạc, bạn nên ghi chép lại các kết quả thật cẩn thận sau mỗi lần đo.
Chuẩn bị cây thước thẳng hoặc thước cuộn có đơn vị là mét hoặc centimet để đo
Bước 02: Tiến hành đo chiều dài của đất ruộng
Trong trường hợp kết quả đo chiều dài đất ruộng có số liệu lớn hơn 1m và nó là số lẻ, bạn không được làm tròn số và phải ghi rõ phần lẻ thực tế. Ví dụ: 4,13 mét.
Nếu chiều dài mảnh ruộng đó lớn hơn đáng kể so với dự kiến, bạn phải đo lại ruộng ít nhất 03 lần nữa và ghi chép chi tiết về từng lần đo.
Sau đây là những thông số về độ dài đất ruộng cho phép đo 03 lần: Ví dụ: Nếu như bạn đo 32 mét trong lần đầu tiên, lần thứ hai đo 31,75 mét và lần thứ ba đo 32,2 mét. Bạn có thể thực hiện đo riêng lẻ và sau đó sẽ cộng lại.
Cách đo chiều dài đất ruộng như thế nào?
Bước 03: Tiến hành đo chiều rộng đất ruộng
Điều quan trọng nhất là phép đo chiều rộng và chiều dài của đất ruộng đó phải cùng nhau tạo thành một góc 90 độ, giống như độ dài 02 cạnh liền kề của một hình vuông hoặc là hình chữ nhật.
Khi tính chiều rộng đất ruộng, bạn cần lưu ý một số chi tiết sau:
  • Không tính thêm bất kỳ milimét (mm) hoặc chữ số thập phân nào nữa nếu như chiều rộng đất ruộng được làm tròn đến centimet (cm) gần nhất.
  • Vẽ biểu mẫu đất ruộng đó trên giấy, bằng cách sử dụng các dữ liệu từ chính mẫu đó sẽ giúp người đo đạt được kết quả chính xác nhất có thể.
Trong trường hợp mảnh ruộng cần đo không phải là hình chữ nhật hay hình vuông, bạn vẫn có thể tiến hành đo từng cạnh của mảnh ruộng đó. Sau đó, hãy vẽ phác thảo ra giấy với kích thước tương ứng, chia nhỏ thành hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác,… để tính toán.
Nếu mảnh ruộng không phải hình chữ nhật, hình vuông, bạn vẫn tiến hành đo từng cạnh.

Công Thức Tính Diện Tích Đất

Sau khi đã tiến hành các bước cách đo đạc diện tích đất ruộng, dựa theo hình dáng của từng mảnh đất, ta có thể áp dụng được công thức tính diện tích đất ruộng.
Công thức tính diện tích đất ruộng

Cách Tính Diện Tích Thửa Ruộng Hình Chữ Nhật

Diện tích = Chiều dài x Chiều rộng.
Ví dụ: Thửa ruộng của bạn có hình chữ nhật, với chiều dài là 9m, chiều rộng 5m. Theo đó, diện tích thửa ruộng là 9 × 5 = 45m2.

Cách Tính Diện Tích Thửa Ruộng Hình Vuông

Diện tích = Số đo cạnh x Số đo cạnh
Ví dụ: Thửa ruộng của bạn là hình vuông, với số đo các cạnh là 10m thì diện tích thửa ruộng tính như sau: 10 x 10 = 100m2.

Cách Tính Diện Tích Thửa Ruộng Hình Tam Giác Vuông

Diện tích = (Chiều dài x Chiều rộng)/2
Ví dụ: Thửa ruộng có hình tam giác, với chiều dài 20m, chiều rộng 4m. Theo đó, diện tích sẽ là: (20 x 4)/2 = 40m2

Cách Tính Diện Tích Thửa Ruộng Hình Thang

Diện tích = [(Chiều dài Chiều rộng): 2] x Chiều cao
Ví dụ: Thửa ruộng nhà bạn có chiều dài 24m, chiều rộng 6m, chiều cao 10m. Vậy, diện tích sẽ là: [(24 6): 2] x 10= 150m2.

Cách Tính Diện Tích Đất Bị Méo

Nếu đất ruộng của bạn bị méo, không phải hình vuông, hình chữ nhật, hay hình tam giác,… thì hãy tiến hành chia mảnh đất đó ra thành nhiều mảnh hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành hoặc hình tam giác. Như thế, ta sẽ dàng áp dụng được cách tính diện tích đất ruộng chính xác nhất.
Sau đó, hãy cộng các kết quả đã tính được của từng mảnh đất nhỏ kia lại với nhau. Kết quả chính là diện tích cả mảnh ruộng của bạn.
Cách tính diện tích đất bị méo như thế nào?
Ngoài ra, để đo đạc diện tích đất ruộng với 4 cạnh không bằng nhau sao cho nhanh chóng và chính xác nhất, bạn nên nhờ đến cán bộ địa chính. Họ sẽ tiến hành đo đạc hoặc sử dụng máy đo để tránh sai số, gây ảnh hưởng đến việc xác thực diện tích sổ đỏ sau này.
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn bạn đọc về cách tính diện tích đất ruộng một cách đơn giản và chính xác nhất. Người dân cần chú ý đo đạc lại diện tích ruộng cẩn thận để không xảy ra sai số. Việc tính đo đạc diện tích đất ruộng chính xác rất quan trọng, bởi nó đảm bảo quyền lợi của chính bạn. Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết tại chuyên mục Wiki BĐS trên TinNhaDatVN.Com để biết thêm những chỉ dẫn, thông tin hữu ích về giao dịch nhà đất, kiến thức pháp lý, xây dựng, trang trí nội-ngoại thất,…
Thu Pham
TỪ KHÓA: Luật Đất đai