Thời điểm vàng để đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng ven biển

Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận R

Nhiều người cho rằng, đây là thời điểm tốt để sở hữu BĐS nghỉ dưỡng vì giá cả đang hời. Chia sẻ về thách thức, tiềm năng ở phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, mới đây các chuyên gia trong ngành đã chỉ ra cơ hội đầu tư ở phân khúc này.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, hiện nay condotel đúng là còn tiềm năng phát triển. Nhà đầu tư nhỏ lẻ khi có nguồn vốn không lớn thì đầu tư theo các nhà đầu tư lớn như mua vào condotel để cho thuê. Họ hy vọng có thể thu lời cho thuê và khi giá BĐS tăng cao và giá trị BĐS của mình sẽ tăng theo thời gian. Hiện condotel đang gặp vướng mắc về pháp lý và trong năm 2019 - 2020 có chững lại.

Chính phủ và các Bộ ngành đang hoàn thiện pháp lý cho mô hình condotel. Nhìn nhận khách quan, bản thân mô hình này khá tốt, huy động được vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để có thể xây dựng các khu đô thị nghỉ dưỡng lớn để thu hút khách. Nếu không có nguồn vốn này khó phát triển các đại đô thị. Do đó, pháp lý về condotel cần hoàn thiện. Các chủ đầu tư cần điều chỉnh phương thức condotel để phù hợp với nguồn vốn, đáp ứng của nhà đầu tư mà không vi phạm pháp luật. Về nhà ở cho công nhân, nhà ở cho thuê cũng là một trong những kênh tiềm năng cho tương lai gần.

Thời điểm vàng để đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng ven biển - Ảnh 1.

Theo các chuyên gia, BĐS nghỉ dưỡng nhìn về dài hạn vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển

Còn TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế thì cho rằng, BĐS nghỉ dưỡng, sau một thời gian phát triển hơi nóng và mang tính tự phát cao thì hiện đang trong giai đoạn điều chỉnh, nhất là trong và sau dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, ngành du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh cũng là nguyên nhân khiến phân khúc BĐS nghỉ dưỡng trầm lắng thời gian qua. Tuy nhiên, về lâu dài, đây vẫn là phân khúc tiềm năng, vì 3 lý do: Một là, các bộ ngành và chính quyền địa phương đang thay đổi, điều tiết để cung cầu hợp lý hơn, có tính quy hoạch cao hơn. Hai là, ngành du lịch Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đóng góp khoảng 9,2% GDP và có thể lên đến 12 - 14% GDP vào 2025 như chiến lược phát triển du lịch mà Thủ tướng đã ban hành hồi đầu năm. Ba là, trong và sau dịch bệnh, xu hướng second-home ngày càng trở nên phổ biến hơn. Như vậy, đầu tư kênh này đòi hỏi trường vốn và mức độ kiên trì.

Theo ông Hà, BĐS du lịch là phân khúc phát triển mạnh trong thời gian vừa qua. Du lịch đã được Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới. Doanh thu của ngành du lịch tăng cao trong thời gian vừa qua, khoảng 720 nghìn tỷ đồng.

Năm 2019, ngoài việc đón khách ngoài nước thì việc đón khách nội địa cũng tăng cao khoảng 80 triệu lượt khách/năm. Đặc biệt, nhu cầu về nghỉ dưỡng, khám phá của người dân ngày càng cao. Các sản phẩm BĐS nghỉ dưỡng có thêm nhiều dự án hàng ngàn héc-ta, quy mô lớn, có đồng bộ hạ tầng, giải trí như của Vingroup, FLC, Sun Group. Ngoài ra, các mô hình nghỉ dưỡng sinh thái ven đô cũng rất phát triển, hoặc những tỉnh miền núi cũng rất phát triển mô hình nghỉ dưỡng mới.

Những địa phương này giao thông đã thuận tiện hơn, người dân có nhiều phương tiện đi lại, văn hóa địa phương đa dạng… Do đó mô hình này phát triển rất tốt trong tương lai nếu chọn được vị trí, vùng đất. Do đó, đem lại cơ hội đầu tư lớn, kể cả đầu tư nhỏ lẻ.

Tại buổi trực tuyến mới đây, chia sẻ về cơ hội đầu tư BĐS nghỉ dưỡng, liệu đây là thời điểm vàng để mua BĐS nghỉ dưỡng ven biển vì giá đang hời?, ông Nguyễn Hoàng, giám đốc bộ phận R