Những thị trường trọng điểm như Hà Nội và TP.HCM đều chứng kiến sự sụt giảm mạnh nguồn cung và giao dịch. Báo cáo gần đây nhất của Hội Môi giới cho biết trung bình nguồn cung mới ra thị trường chỉ đạt khoảng hơn 2.000 sản phẩm/quý. Sản phẩm phân khúc trung và cao cấp tiêu thụ rất chậm, đặc biệt ở phân khúc cao cấp. Đáng chú ý, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát dẫn đến nhiều dự án không bán được hàng hoặc lượng bán không đáng kể.
Thị trường TP.HCM cũng không khá khẩm hơn khi trong năm 2020 ghi nhận sự suy giảm mạnh cả về nguồn cung và lượng giao dịch BĐS, tính riêng trong 9 tháng đầu năm, toàn thành phố chỉ có 3 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư, 05 dự án được công nhận chủ đầu tư và 12 dự án được chấp thuận đầu tư, thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Kế đó những thảm họa thiên nhiên xảy ra liên tiếp trong năm 2020 khiến nhu cầu về việc tạo lập những giá trị sống mới với những tiêu chuẩn về vật chất và tinh thần của người tiêu dùng ngày một cao. Theo ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, 2020 là một năm đầy thách thức và cũng là khoảng lặng cần thiết để thị trường bất động sản điều chỉnh sản phẩm và tái khởi động hoạt động kinh doanh với những chiến lược mới.
Covid-19 là một khó khăn mang tính sàng lọc cao, các doanh nghiệp muốn tồn tại buộc phải “thích ứng để thay đổi”. Đây là thời điểm các doanh nghiệp phải đẩy mạnh việc ứng dụng các thành tựu của Cách mạng 4.0 vào quy trình kinh doanh. Cùng với đó, dịch bệnh và thiên tai khiến con người nhận ra tầm quan trọng của môi trường sống. Con người hiểu rằng một nơi đáng sống không chỉ đẹp mà phải là một đô thị bền vững, một đô thị đủ linh hoạt để thích ứng, chống chọi trước những bất thường của môi trường tự nhiên và xã hội. Khu đô thị xanh, khu đô thị thông minh sẽ là xu hướng phát triển tất yếu.
2020 là một năm đầy thách thức và cũng là khoảng lặng cần thiết để thị trường bất động sản điều chỉnh sản phẩm
và tái khởi động hoạt động kinh doanh với những chiến lược mới
Cũng theo ông Chiến, một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam vào năm 2020 cho thấy những sản phẩm bất động sản trong các khu đô thị thông minh, khu đô thị xanh có sức thanh khoản cao gấp 2 lần so với các dự án thông thường và có sức cạnh tranh cao với giá bán cao vượt trội. Trong khi đó, những sản phẩm nhỏ lẻ, thiếu tiện ích, dịch vụ, cây xanh đang dần vắng bóng và yếu ớt cạnh tranh trên thị trường.
Nhận định về xu hướng phát triển của các sản phẩm bất động sản trong tương lai sau những tác động của đại dịch Covid-19, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS cho biết, đối với sản phẩm để ở, trước đây người mua chỉ cần mua một nơi để ở. Nơi để ở