PV: Ngành tài chính Việt Nam đang vào giai đoạn bùng nổ. Cá nhân chị có thấy đây là cơ hội của nhà đầu tư?
TS Trần Thị Thanh Hường: Thị trường tài chính Việt Nam đang giống như Đài Loan giai đoạn 1987 – 1990. Lý do tại sao tôi lại ví với Đài Loan? Bởi nếu so sánh thực tế thị trường Việt và các số liệu lịch sử, chúng ta thấy có rất nhiều sự tương đồng, từ về thời gian đến mức tăng trưởng.
Tính đến hết tháng 6/ 2021, Việt Nam có 3.41 triệu tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước – tương đương 3.5% dân số. Chúng ta chỉ có thể nhận định rằng, tương lai phía trước của chứng khoán Việt Nam là rất tích cực.
Mục tiêu cán mốc 20% dân số có tài khoản chứng khoán không phải là bài toán trong một sớm một chiều, nhưng tương lai đó tôi nghĩ không xa. Và khi con số này được xác lập, việc VNINDEX ở mốc 2000 hay 5000 điểm là hoàn toàn có thể.
PV: Nhiều người cho rằng, chứng khoán là cuộc chơi của những kẻ lắm tiền. Chị nghĩ sao về quan điểm này?
TS. Trần Thị Thanh Hường: Đúng là nhiều người đang quan niệm rằng chơi chứng khoán thì phải có tiền, thậm chí là rất nhiều tiền. Nhưng sự thật có nhiều tiền hay ít tiền thì sự lựa chọn đầu tư là như nhau, đều hướng tới tự do tài chính.
Tùy theo số tiền mà bạn có thể lựa chọn các cơ hội đầu tư như: kinh doanh nhỏ, cho vay ngân hàng, đầu tư vào quỹ mở, đầu tư bất động sản hay thị trường chứng khoán…
Riêng về chứng khoán, không có bất cứ quy định nào về khoản vốn đầu tư. Nếu bạn cho rằng phải có nhiều tiền mới chơi được chứng khoán thì cần thay đổi quan niệm này. Đặc biệt là thời điểm đại dịch đang diễn biến phức tạp, cơ hội cho nhà đầu tư vào thị trường là rất lớn, kể cả với nguồn vốn nhỏ.
Có thể bạn không tin nhưng rất nhiều khách hàng của tôi là công nhân, sinh viên, người lao động,... Họ chơi chứng khoán bằng những đồng lương công nhân viên chức bình thường. Chỉ với 2 – 3 triệu đồng, bạn hoàn toàn đã có thể đầu tư chứng khoán.
PV: Vậy, quan niệm “bản chất của chứng khoán là cờ bạc” thì sao, thưa chị?
TS. Trần Thị Thanh Hường: Quan niệm này chỉ đúng với những người “chơi chứng khoán”. Còn nếu là người “đầu tư chứng khoán”, thị trường mang đến rất nhiều cơ hội. Tất nhiên, cơ hội thì luôn gắn liền với rủi ro.
Tại sao có nhiều người cùng tham gia nhưng người thắng đậm, kẻ lại thua đau? Việc của thị trường là mang đến những cơ hội, còn nắm bắt được hay không lại phụ thuộc vào bản thân nhà đầu tư.
PV: Có kinh nghiệm nhiều năm trong thị trường, từng đào tạo cho rất nhiều nhà đầu tư, chị nhận định như thế nào về cách người Việt “chơi” chứng khoán?
TS. Trần Thị Thanh Hường: Người tham gia chứng khoán tại Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào sự may mắn. Tất nhiên những người “phất” lên nhờ chứng khoán họ không phủ nhận điều này. Nhưng tư duy về may mắn của họ rất khác. Đó là kết quả của cả 1 quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, điều này khác với tư duy bỏ tiền vào thị trường để cầu may.
Vào giai đoạn cực thịnh của thị trường, tôi từng chứng kiến 1 người có thể dễ dàng kiếm được tiền tỷ từ việc môi giới cổ phiếu OTC. Nhưng khi tiếp tục nhảy vào đầu tư, họ lại “chết đau” do không gặp may. Nếu cứ giữ tư duy này thì rất khó để chứng khoán trở nên chuyên nghiệp.
Một thực tế nữa là đầu tư theo tư duy đám đông, phó thác tài sản của mình cho các công ty chứng khoán. Khi thị trường lên thì nhà đầu tư kiếm lời nhưng khi không may có sự biến động, họ lại quay ra đổ lỗi. Tôi muốn nhắc lại rằng, các công ty chứng khoán chỉ là đơn vị trung gian, họ chỉ đưa ra nhận định, khuyến cáo còn nhà đầu tư phải tự quyết và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình.
PV: Thời gian gần đây, thị trường chứng khoán chứng kiến sự trồi sụt thất thường, cơ hội kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư liệu có bị thu hẹp?
TS. Trần Thị Thanh Hường: Đúng là thời điểm vừa qua, thị trường biến động liên tục với những diễn biến khó lường. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh tế khó khăn, đầu tư FDI chững lại, tỷ giá tiếp tục hạ nhiệt. Rất khó để nói về thời điểm bình ổn trở lại nhưng tôi cho rằng, chứng khoán vẫn là kênh hấp dẫn, mang đến nhiều cơ hội cho nhà đầu tư.
PV: Kịch bản nào cho thị trường chứng khoán trong thời gian gần nhất, thưa chị?
TS. Trần Thị Thanh Hường: Nhìn về dài hạn, nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng khá tốt kể cả khi có đại dịch. Giá chứng khoán đang dần bước vào giai đoạn “không còn quá rẻ”. Những cổ phiếu được đánh giá tốt như: ngân hàng, chứng khoán hay những cổ phiếu trụ đầu ngành có kết quả kinh doanh quý I, II đạt lợi nhuận cao.
PV: Lời khuyên của chị để giúp những “tay chơi mới” an toàn, tránh rủi ro trên thị trường khắc nghiệt này?
TS. Trần Thị Thanh Hường: Bản chất của đầu tư là 1 công việc khó. Rủi ro và lợi nhuận là bộ đôi chí cốt luôn song hành với nhau. Đừng nói là đầu tư Forex đơn giản, đầu tư chứng khoán Việt Nam khó hay thị trường chứng khoán quốc tế dễ hơn. Phải khẳng định rằng, đầu tư ở đâu mà thiếu chuẩn bị kiến thức, vào thị trường theo tâm lý đám đông thì ở "sân chơi" nào khả năng mất tiền của bạn cũng đều cao như nhau.
Không có thị trường nào kiếm tiền dễ, với đầu tư thì lại càng không. Nếu đầu tư mà bạn phải thức trắng đêm để thao thức, chứng tỏ bạn chưa thật sự sẵn sàng. Hãy dành thời gian để tích lũy kiến thức và tự làm mình giỏi hơn, kỷ luật hơn mỗi ngày.
Yên tâm là ai cũng sẽ có những khởi đầu gian nan với bộ môn này. Mất tiền lần đầu có thể là lỗi của thị trường, do kém may mắn nhưng cứ để mất tiền nhiều lần liên tiếp thì chắc chắn là lỗi của bạn rồi.
Trong hơn 20 năm tham gia đầu tư, huấn luyện, tôi nhận thấy lỗ hổng kiến thức rất lớn từ những người đầu tư chứng khoán. Bởi thế, việc tham gia vào các lớp học, trau dồi kiến thức về thị trường, lắng nghe, học hỏi những kinh nghiệm từ chuyên gia là điều cần thiết. Khi nắm được cách phân tích, nhận định, biết được “điểm rơi” của thị trường, bạn sẽ đưa ra được phương án phù hợp. Biến động của thị trường, việc lên hay xuống của các mã chứng khoán cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới kết quả đầu tư của bạn.
Tôi sẽ chia sẻ với Bạn KINH NGHIỆM 10 NĂM “XƯƠNG MÁU” TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN mà hầu hết những nhà đầu tư mới đều chưa biết.
Những ngày đầu mới bước chân vào thị trường chứng khoán, chắc ai cũng trải qua cảm hưng phấn khi lãi đến 50-60% mà không cần phải phân tích. Nhưng khi thị trường sập, bao nhiêu tiền lãi cũng tan biến. Nếu có “người dẫn đường” thì tôi đã không mắc sai lầm liên tiếp như vậy, kết quả đã tốt hơn nhiều.
Chính vì vậy tôi muốn chia sẻ những kinh nghiệm xương máu trên thị trường thông qua các khóa học trao giá trị, những buổi hội thảo, những buổi tọa đàm… Thông qua đó, nhà đầu tư có thể tìm hiểu, lên kế hoạch đầu tư cho mình, phân chia tháp tài sản, xây dựng nền tảng kiến thức để kiến tạo thu nhập cho bản thân.
Một số kiến thức cần nắm chắc như:
1. Nghệ thuật định giá: Giúp định giá mọi loại cổ phiếu trên thị trường một cách chính xác nhất.
2. Nghệ thuật lướt T : Xây dựng chiến lược để lướt sóng các mã tiềm năng tốt và điểm mua bán tối ưu nhất.
3. 6 Bí mật đi tìm siêu cổ: Hành trình đi tìm các siêu cổ phiếu bất chấp thị trường VNINDEX giảm điểm. Cụ thể từng bước cần thực hiện để phát hiện ra cổ phiếu tiềm năng.
4. Bí mật của Lái Việt: Chia sẽ những chiêu trò của đội Lái Việt trên thị trường chứng khoán hạn chế nhất rủi ro sai lầm thường mắc phải trên thị trường.
5. Chiêu trò của ban lãnh đạo: Hiểu thêm về những cách mà ban lãnh đạo dùng chiêu trò để khiến nhiều nhà đầu tư phải khóc than.
6. Nghệ thuật gồng lãi: Cách thiết lập mục tiêu trong dài hạn và làm sao để tâm lý luôn vững vàng khi thị trường có rung lắc kể cả sập!
Đầu tư chứng khoán bây giờ đã khác trước rất nhiều. Nếu tham gia với sự tò mò, muốn khám phá, thử nghiệm thì tỷ lệ thành công là cực thấp. Còn nếu muốn đầu tư thực sự, muốn “thắng sâu”, “thắng lâu” ở thị trường khắc nghiệt này, cần thực sự tỉnh táo và trau dồi cho mình vốn kiến thức nhất định.
PV: Xin cảm ơn chị!
TS. TRẦN THỊ THANH HƯỜNG - Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học EU Thụy Sĩ – GĐ VPS Quảng Ninh - 20 năm kinh nghiệm quản lý Ngân hàng – Tài chính, đầu tư chứng khoán. - Có nhiều kinh nghiệm Coach cho các cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực định hướng nghề nghiệp, đầu tư tài chính, quản lý dòng tiền. - Từng tham gia viết nhiều cuốn sách về Quản trị nhân sự, Tài chính... - Thông tin chi tiết tại: https://tranthithanhhuong.com |