Lô gia là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa lô gia và ban công

Lô gia là gì? Lô gia là phiên âm tiếng Việt của từ Loggia trong tiếng anh. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà. Trên thực tế, lô gia và ban công là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn là một.

Bài viết dưới đây của TinNhaDatVN.Com sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn lô gia là gì, cũng như các đặc điểm, công dụng và tiêu chuẩn thiết kế lô gia.

1. Khái niệm và đặc điểm thiết kế của lô gia

Lô gia là thuật ngữ thường được các kiến trúc sư nhắc đến và khắc họa lên bản vẽ của mình. Vậy thực chất lô gia trong xây dựng là gì và có đặc điểm thiết kế như thế nào?

Hình ảnh lô gia đẹp
Trang trí lô gia căn hộ theo phong cách vintage

Lô gia trong xây dựng là gì?

Lô gia là thuật ngữ trong kiến trúc xây dựng, được Việt hóa từ một từ tiếng Anh. Do vậy mà nhiều người thường thắc mắc không biết lô gia tiếng Anh là gì. Thực tế, lô gia chính là Loggia, còn theo lĩnh vực kiến trúc nhà ở thì lô gia được định nghĩa là hành lang ngoài. 

Lô gia là phần hành lang ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, nó được thiết kế ăn sâu vào trong chứ không vượt ra khỏi mặt bằng căn nhà. Bạn có thể tưởng tượng tới cái hộc bàn, hay người ta thường gọi là ngăn kéo. Kéo ra ngoài thì phần hộc bàn chính là ban công, còn thu gọn lại thì đó chính là lô gia.

Phân loại lô gia

Trong kiến trúc, lô gia thường được chia làm hai loại chính là lô gia phục vụ và lô gia nghỉ ngơi. Trong đó, lô gia phục vụ thường là nơi sinh hoạt chung. Còn lô gia nghỉ ngơi thường sử dụng để thư giãn.

Lô gia có thể được sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn
Lô gia có thể được sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn

Dù là loại hình nào, thì lô gia hiện cũng đang được chú trọng trong các không gian nhà ở, đặc biệt đối với nhà cao tầng. Vì độ an toàn của lô gia cao hơn nhiều so với ban công. Còn nếu xét riêng ra, thì người ta thường sử dụng lô gia phục vụ tại các căn hộ chung cư, nơi mà không gian bị giới hạn. Họ sẽ tận dụng lô gia làm khu vực phơi quần áo, bài trí tiểu cảnh để tiết kiệm diện tích. 

Trên thực tế, việc sử dụng lô gia trong các nhà cao tầng hiện nay là bắt buộc và đã được quy định trong tiêu chuẩn xây dựng.

Vị trí của lô gia trong căn nhà

Mỗi lô gia lại được thiết kế ở một vị trí khác nhau trong nhà. Lô gia phục vụ thì được gắn liền với phòng sinh hoạt chung hoặc phòng ngủ. Còn lô gia nghỉ ngơi thường được đặt cạnh hoặc gắn liền với phòng vệ sinh hoặc phòng bếp.

trang trí logia đẹp
Các gia chủ ngày càng chú trọng hơn trong việc thiết kế, trang trí logia

Đặc điểm thiết kế của lô gia

Một trong những đặc điểm kiến trúc ấn tượng và cũng là ưu điểm lớn của lô gia chính là thiết kế hướng tới sự an toàn.

Trên thực tế, lô gia thường được xây âm vào, hay nói cách khác là thụt sâu vào bên trong so với mặt bằng chung. Tầm nhìn của lô gia tương đối hạn hẹp, chỉ có một mặt trước, hai bên đều đã bị vách ngăn chính là tường nhà chắn. Vì vậy mà lô gia có thể đảm bảo an toàn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Lô gia thường được che chắn khỏi tác động xấu của thời tiết bởi vách tường hoặc vách kính
Lô gia thường được che chắn khỏi tác động xấu của thời tiết bởi vách tường hoặc vách kính

Ngoài các vách ngăn che chắn khỏi tác động xấu của thời tiết, thì việc có một kết cấu vững chắc là sàn nhà chống đỡ cũng đã nói lên được độ bền vững của phần kiến trúc này.

Thông thường, lô gia được sử dụng để phơi quần áo hoặc trang trí tiểu cảnh, trồng cây,... Thậm chí, nhiều gia chủ còn thiết kế logia thành một phòng đọc sách, phòng nghỉ ngơi, thư giãn,... 

2. Quy định và tiêu chuẩn khi thiết kế lô gia

Hiện nay, các kiến trúc sư thường khuyên gia chủ xây dựng lô gia cho nhà hiện đại, bởi có thể đáp ứng được mức độ an toàn. Theo tiêu chuẩn xây dựng quốc gia Việt Nam 4451:2012, việc thiết kế kiến trúc lô gia phải đảm bảo quy định sau:

  • Nhà có thiết kế kiến trúc 6 tầng trở lên thì không được sử dụng ban công, mà chỉ được sử dụng lô gia.
  • Yêu cầu phần lan can của lô gia không được hở chân. Đồng thời phải có chiều cao không được thấp hơn 1,2 mét.
  • Sử dụng vật liệu không cháy để xây dựng lan can cho lô gia (đối với nhà cao ngang hoặc hơn 3 tầng).
  • Không được lắp kính cho lô gia để phục vụ các mục đích khác nhau.
  • Nên thiết kế thêm cửa sổ có kích thước lỗ mở thông thuỷ lớn hơn 600mm*600mm cho nhà không dùng lô gia. Như vậy sẽ tiện lợi hơn cho các công tác cứu hộ, cứu nạn khi chẳng may có sự cố.

Lô gia phải đáp ứng được tiêu của xây dựng quốc gia Việt Nam
Lô gia phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định trong xây dựng

Tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng

Lô gia được nâng đỡ bởi kết cấu sàn nhà. Do vậy khả năng nâng đỡ của lô gia cũng phụ thuộc vào chất liệu cấu thành phần sàn nhà.

Gia chủ nên lựa chọn cùng một loại vật liệu như sàn gỗ, bê tông cốt thép cho lô gia và kết cấu sàn. 

Tiêu chuẩn về diện tích

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có tiêu chuẩn nhất định nào về diện tích của lô gia. Chủ yếu là dựa trên nhu cầu sử dụng của gia chủ mà kiến trúc sư hay đơn vị thi công sẽ thiết kế diện tích, vật liệu phù hợp.

Thiết kế logia nhỏ
Biến logia nhỏ thành một khu vườn xanh mướt

Đảm bảo yêu cầu chống thấm, cách nhiệt, thoát nước

Người ta thường sử dụng các vật liệu vô cơ để dùng làm lớp cách nhiệt: bê tông bọt hoặc than xỉ. Khả năng cách nhiệt phụ thuộc vào độ dày của lớp cách nhiệt, càng dày thì khả năng càng cao và ngược lại.

Sàn lô gia được khuyên là nên làm bằng phẳng. Còn lớp cách nhiệt có thể đặt trên hoặc treo vào phần lớp chịu lực.

3. Sự khác nhau giữa lô gia và ban công

Nhiều người thường nghĩ rằng lô gia và ban công là giống nhau, nhưng thực tế không phải vậy. Để phân biệt được lô gia và ban công, thì ngoài khái niệm lô gia căn hộ là gì, cần hiểu thêm ban công là gì. 

Ban công là gì?

Ban công là phần hành lang ngoài của căn nhà. Tuy nhiên, phần hành lang này lại được thiết kế vượt ra khỏi mặt bằng của căn nhà theo kết cấu console. Xét theo khái niệm lô gia là gì, và ban công là gì, có thể thấy hai loại hình này có sự khác biệt ban đầu. 

Cần phân biệt được lô gia và ban công
Ảnh minh họa sự khác nhau giữa lô gia và ban công

Phân biệt lô gia và ban công

Trên thực tế, ban công và lô gia có đặc điểm thiết kế trái ngược nhau, hoàn toàn không giống nhau. Nếu lô gia có thiết kế ăn sâu vào trong mặt bằng của căn nhà, thì ban công lại là phần vượt hẳn ra ngoài mặt bằng đó. Vì vậy mà tầm nhìn của ban công cũng rộng hơn, với từ 2 - 3 hướng nếu không bị che khuất bởi nhà kế bên. 

Ban công sở hữu một tầm nhìn đẹp. Nhưng chính việc có thể có một tầm nhìn đẹp cũng là nhược điểm của thiết kế này. Cụ thể, nếu mưa nắng bất thường sẽ mang lại nhiều bất lợi cho người sử dụng. Đặc biệt là những vấn đề trong sinh hoạt như phơi quần áo,...

Đứng ở ban công có thể nhìn được nhiều hướng
Đứng ở ban công có thể nhìn được nhiều hướng

Tuỳ thuộc vào nhu cầu của gia chủ mà ban công sẽ có hoặc không có mái che. Người ta thường bắt gặp thiết kế ban công trong những mô hình nhà ở thấp tầng có kiến trúc kiểu Pháp như thiết kế biệt thự, Villa,...

Thiết kế lô gia lại bị gò bó ở tầm view
Thiết kế lô gia lại bị hạn chế ở tầm view

4. Nên chọn mua nhà có lô gia hay ban công

Khi đi mua nhà, nhiều người thường nghe tới khái niệm lô gia căn hộ. Song, họ thường không biết lô gia căn hộ là gì, có khác gì khái niệm lô gia trong thiết kế nhà ở thông thường hay không. Thực chất, hai khái niệm này là một. Lô gia căn hộ thường được xây dựng trong các căn hộ cao tầng, như khu chung cư, khu nhà ở cao cấp,...

Việc chọn nhà có lô gia hay ban công còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của người mua. Nếu chọn mua các căn chung cư cao tầng, thì lô gia là thiết kế phù hợp nhất. Còn với các căn biệt thự thấp tầng, hay villa, thì gia chủ có thể xây dựng ban công. 

logia chung cư đẹp
Nên sử dụng lô gia cho các căn hộ cao tầng

Gia chủ cần tìm hiểu khái niệm: lô gia là gì để có thể nắm được cụ thể thông tin khi có ý định xây dựng hoặc mua nhà. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ. Để có thể hiểu được chi tiết bản vẽ và công trình, bạn cũng cần phải hiểu được một số khái niệm khác như diện tích thông thủy là gì; diện tích thông thuỷ có liên quan như thế nào đến lô gia. 

Thực chất, diện tích thông thuỷ là phần diện tích tính từ tim tường bao quanh căn hộ, tính cả phần diện tích lô gia hay ban công. Việc tính toán diện tích thông thuỷ là cần thiết đối với gia chủ mua căn hộ chung cư, để tránh những mâu thuẫn xảy ra giữa đôi bên mua bán. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu sâu hơn khi có ý định này.

>> Diện tích thông thủy là gì và cách tính

Hy vọng với bài viết trên đây, các bạn đã hiểu được lô gia là gì và phân biệt sự khác nhau giữa lô gia với ban công. Ngoài ra, độc giả có thể theo dõi các bài viết mới trên TinNhaDatVN.Com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về bất động sản và các lĩnh vực liên quan.

NT