Thuận An lên thành phố tạo đà cho thị trường địa ốc

Giá trị sản xuất công nghiệp, bán lẻ tăng trưởng nhanh, hạ tầng hoàn thiện tạo lợi thế giúp Thuận An (Bình Dương) thu hút đầu tư bất động sản.

Tháng 2/2020, Thuận An chính thức lên thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương. Với mũi nhọn là sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thành phố 400.000 dân từ nhiều năm nay đã trở thành đầu tàu trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. 

Tính riêng trong 6 tháng đầu năm nay, dù ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng giá trị sản xuất công nghiệp của TP. Thuận An vẫn ước đạt 119.500 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khoảng 37.750 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Song song với đó, thành phố triển khai thêm một số công trình giao thông và 7 công trình thủy lợi với tổng kinh phí 14 tỷ đồng. 


Một góc TP. Thuận An, Bình Dương

Trên địa bàn TP. Thuận An có các khu công nghiệp lớn, không chỉ mang lại giá trị về sản xuất, xuất khẩu, đóng góp ngân sách mà còn tạo ra việc làm cho hàng trăm nghìn người lao động như: VSIP 1 (Việt Nam - Singapore 1), Việt Hương, Đồng An. 

Hiện Thuận An có nhiều trung tâm thương mại, khu vui chơi mua sắm, bệnh viện phục vụ nhu cầu sinh sống, học tập làm việc của người dân địa phương, người Sài Gòn làm việc tại Thuận An và đặc biệt là cộng đồng chuyên gia nước ngoài Nhật. Hàn, Trung. Các dự án giao thông kết nối với TP.HCM, sân bay, cảng biển một cách thuận tiện, thu hút đầu tư và củng cố sức mạnh cho làn sóng chuyển dịch những năm vừa qua. 


Anderson Park - một dự án căn hộ cao cấp sắp ra mắt tại Thuận An

Một trong nhưng lý do chính khiến Thuận An thu hút đầu tư công nghiệp là hạ tầng đồng bộ. Thành phố triển khai hàng loạt các công trình lớn như: cầu vượt nút giao ngã 6 vòng xoay An Phú giữa Thuận An và Dĩ An; mở rộng quốc lộ 13 nối Bình Dương – TP.HCM (đoạn từ cổng chào phường Vĩnh Phú, thị xã Thuận An đến điểm giao với đường Lê Hồng Phong, phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một) từ 6 làn lên 8 làn xe. Hai làn đường mở rộng thêm đều nằm bên phải hướng từ TP.HCM - Bình Dương, đầu tư hạ tầng kỹ thuật vỉa hè, cây xanh, thoát nước đồng bộ, xây cầu vượt tại giao lộ quốc lộ 13 - cầu Ông Bố thuộc TP. Thuận An. Dự kiến đến năm 2022, công trình này sẽ đi vào hoạt động, giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển từ Thuận An đến TP.HCM.

Cơ hội cho đầu tư bất động sản 

Vừa qua Bình Dương phê duyệt đầu tư cho 114 dự án bất động sản theo bản đồ 1/500, nằm trong kế hoạch sử dụng đất trong năm 2020. Riêng TP. Thuận An chiếm 36 dự án, đông nhất trong các khu vực. 


Không gian thiên nhiên xanh mát tại Anderson Park

Các chuyên gia cho rằng, làn sóng dịch chuyển đầu tư bất động sản từ các thị trường vùng ven về Thuận An có xu hướng tăng lên trong vài năm trở lại đây. Việc Thuận An lên thành phố cũng là đòn bẩy tích cực, thúc đẩy nhanh quá trình này. 

Việc sở hữu một căn nhà hay căn hộ tại Thuận An là nhu cầu của nhiều người, đặc biệt là khối lao động tay nghề cao, chuyên gia nước ngoài làm việc trong những khu công nghiệp. Bên cạnh đó, Thuận An đang ngày càng phát triển, đáp ứng được tiêu chuẩn đô thị, vừa phát triển đồng bộ, mang đến chất lượng cuộc sống tốt tốt hơn cho người dân. 

Một tuyến đường nội khu dự án

Nắm bắt nhu cầu thị trường, nhà phát triển bất động sản Lyn Property sắp giới thiệu dự án căn hộ cao cấp Anderson Park tại giao lộ đường Nguyễn Thị Minh Khai và đại lộ Bình Dương. Với quy mô trên 2,3ha, Anderson Park thừa hưởng đầy đủ tiện ích ngay trung tâm Bình Dương như: trung tâm hành chính, tổ hợp phố thời trang, hệ thống nhà hàng ăn uống của các thương hiệu lớn, siêu thị Vincom liền kề, rạp chiếu phim, trung tâm thể dục, phòng gym, nhà trẻ, trường học. Dự án còn sở hữu tiện ích nội khu đa dạng như hồ bơi tràn bờ 500 m2, khu vực nướng BBQ, công viên, sân thể thao, phòng gym.