Sự thiếu hụt nguồn cung mặt bằng bán lẻ trước xu hướng đầu tư nước ngoài
Trái ngược với diễn biến kinh tế thế giới, khi tăng trưởng toàn cầu năm 2023 được WTO dự báo chỉ ở mức 2,3%, nền kinh tế Việt Nam lại đang duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng với mục tiêu GDP đặt ra cho năm sau là 6.5%. Những chỉ số này đang tiếp tục thúc đẩy sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam. Theo đó, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 10 tháng đã gần bắt nhịp được xu hướng phục hồi của dòng vốn đầu tư toàn cầu, giúp Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư quốc tế.
Trong bối cảnh đó, phân khúc bất động sản bán lẻ ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, tính đến hết tháng 9/2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 21% so với cùng kỳ năm trước – con số cao vượt bậc so với cùng kỳ của các năm 2018 - 2021. Có thể thấy, trong bối cảnh suy thoái kinh tế trên thế giới, Việt Nam được đánh giá là một trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn bậc nhất, thu hút hàng loạt thương hiệu tên tuổi với kế hoạch không ngừng mở rộng quy mô như Uniqlo, H