Càng biến động, tâm lý chung vẫn xem BĐS là kênh “giữ tiền” bền vững

Theo ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc nhà ở CBRE Việt Nam, chúng ta đang giữ 100 triệu đồng hiện tại thì đến cuối năm 100 triệu đồng đó có thể sẽ không còn giá trị như đầu năm nữa. Thông thường, nhà đầu tư sẽ tìm kênh trú ẩn, kênh đầu tư duy trì được giá trị đồng tiền. Nhiều người chọn mua vàng hoặc có nhà đầu tư chọn mua bất động sản.

Vị này cho rằng, BĐS có giai đoạn tăng nhanh, có giai đoạn tăng chậm hoặc có giai đoạn không tăng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, giá trị BĐS luôn được giữ ổn định, hoặc tăng theo thời gian. Quan sát thị trường hiện nay cho thấy, thị trường BĐS đang chịu tác động bởi chính sách tín dụng, tâm lý dao động. Tuy vậy, tình trạng báo tháo, bán lỗ BĐS không diễn ra trên toàn thị trường. Chủ yếu rơi vào các nhà đầu tư chịu áp lực quá lớn từ dòng tiền.

Cùng với đó, thị trường BĐS vẫn âm thầm chứng kiến câu chuyện nhà đầu tư có tiền mặt từ các kênh đầu tư khác vẫn rót vốn vào BĐS. Hoặc nhà đầu tư đi săn hàng “ngộp”. Điều này cho thấy, kênh đầu tư BĐS luôn chiếm 1 vị trí khá quan trọng trong danh mục đầu tư của nhà đầu tư.

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt cho hay, dù có những thời điểm gặp khó khăn thì trong các kênh đầu tư hiện tại BĐS vẫn được “gọi tên” là nơi trú ẩn an toàn dòng tiền nhất, được các nhà đầu tư quan tâm. Đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát tăng cao, nhu cầu của nhà đầu tư là cố tìm một kênh đầu tư giữ giá trị tài sản tốt nhất, BĐS luôn được nghĩ đến đầu tiên.

“Theo tôi, thị trường BĐS đang bước vào giai đoạn thanh lọc để chọn ra những sản phẩm có giá trị bền vững. Vào thị trường thời điểm này, nhà đầu tư nên thận trọng, không thể nóng vội như giai đoạn trước”, ông Kiệt nhấn mạnh.

Càng biến động, tâm lý chung vẫn xem BĐS là kênh “giữ tiền” bền vững - Ảnh 1.

BĐS vẫn là kênh giữ tiền bền vững cho người mua.

Cũng quan điểm về thị trường BĐS, chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho hay, sự ảm đạm của thị trường BĐS cuối năm 2022 đã khiến những dự báo tươi sáng của thị trường trong năm 2023 trở nên khó khăn. Nhưng chắc chắn rằng, thị trường sẽ thanh lọc và phát triển lành mạnh hơn trong năm mới. Có thể nói, năm 2022 là một năm đặc biệt khi chứng khiến sự lên xuống của thị trường bất động sản. Về nhu cầu, người quan tâm BĐS vẫn cao. Trong đó, căn hộ giá vừa túi tiền, hoặc căn hộ đã bàn giao có sổ đỏ vẫn giao dịch tốt. Đồng thời, những sản phẩm nhà phố tại trung tâm thành phố lớn vẫn hấp dẫn. Các BĐS khu đô thị tại các tỉnh lân cận Tp.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…vẫn thu hút sự quan tâm.

Chẳng hạn, tại khu Tây Tp.HCM, hiện dự án căn hộ Akari City (ngay mặt tiền đường Võ Văn Kiệt, Q.Bình Tân) của Nam Long Group đang chào bán giai đoạn tiếp theo với mức giá trên dưới 45 triệu đồng/m2 được quan tâm khá lớn. Tại KĐT quy mô 8,5ha này, hiện đã hoàn thành các tiện ích và thu hút lượng lớn cư dân ở thực vào ở.

Trong khi tại khu Nam, dù thị trường biến động, một số dự án căn hộ giá vừa tầm như căn hộ biệt lập cao cấp Flora Panorama (thuộc KĐT Mizuki Park 26ha, Bình Chánh, TP.HCM);  căn hộ Essensia Sky (thuộc Dragon City)… vẫn nhận được sự quan tâm của cả khách mua ở thực lẫn nhà đầu tư. Đây là các KĐT quy mô lớn đã hiện hữu tiện ích nội khu đầy đủ, có lượng cư dân đông đúc vào ở trước đó. 

Chia sẻ trên báo chí, ông Phan Công Chánh, chuyên gia BĐS cá nhân từng nhấn mạnh, các yếu tố địa chính trị, tình hình dịch bệnh Covid-19 và khó khăn trong hoạt động kinh doanh cũng đã đẩy các nhà đầu tư, doanh nghiệp vào bài toán đầu tư sinh lời ít rủi ro. Cũng trong bối cảnh này, bất động sản và chứng khoán là những kênh được chú ý đến.

Cùng quan điểm, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam cho hay, dù thị trường biến động, vẫn có một bộ phận nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ BĐS. Đặc biệt, ở phân khúc đất nền, tại những địa phương mới bắt đầu phát triển, quỹ đất còn nhiều, đất nền vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn vì tỷ suất lợi nhuận tốt. Trong khi đó, căn hộ giá vừa túi tiền vẫn được quan tâm. Nhất là các dự án tại Tp.HCM còn ở ngưỡng giá từ 40-55 triệu đồng/m2 được người mua chú ý. BĐS nhà phố, biệt thự trong các khu đô thị tại tỉnh lân cận Tp.HCM trong mức giá từ 3-8 tỉ đồng/căn cũng được sự quan tâm ở nhu cầu ở thực lẫn đầu tư.

“Điều đó có nghĩa là NĐT vẫn rất quan tâm đến thị trường bất động sản. Tuy nhiên, "gu" của nhà đầu tư sẽ là những bất động sản an toàn, tầm nhìn trung - dài hạn, thay vì chăm chăm vào lướt sóng như thời điểm trước đây hoặc như trong giai đoạn thị trường nóng sốt. Nhà đầu tư hiện nay họ không kỳ vọng lợi nhuận quá mức như trước đây. Với dòng tiền nhàn rỗi của mình, tầm nhìn của nhà đầu tư là biên độ tăng giá ổn định, chờ cơ hội tốt hơn khi hạ tầng hình thành, quy hoạch, chính sách đi vào thực tế”, chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh.

Càng biến động, tâm lý chung vẫn xem BĐS là kênh “giữ tiền” bền vững - Ảnh 2.

Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), có tới 83% số người được hỏi nhận định bất động sản như một công cụ đối phó với lạm phát. Do nhu cầu nắm giữ bất động sản thay vì bán ra để thu tiền mặt của các nhà đầu tư, đồng thời các tác động của xã hội thúc đẩy tâm lý mua vào bất động sản để trú ẩn dòng tiền.

“Với bối cảnh thị trường BĐS hiện nay lại là một cơ hội giúp nhà đâu tư có thể chậm lại một nhịp để có cái nhìn tổng quát hơn. BĐS vẫn là một trong những kênh giữ tiền đầu tiên mà đa số người người mua nghĩ đến. Thực tế, tâm lý của đa số là bắt đầu có tiền (dù ít hay nhiều), thì đều muốn mua BĐS dù chưa biết là có đủ hay chưa”, một chuyên gia trong ngành chia sẻ quan điểm.