Doanh nghiệp địa ốc tham vọng điều gì khi liên tục đẩy mảng công nghệ vào bán hàng?

Vinhomes, Topenland, Đất Xanh, Sunshine, CEN Group … liên tục ra mắt nền tảng công nghệ kết nối trong giao dịch bất động sản, giúp hoạt động mua bán dễ dàng hơn. Tham vọng của các doanh nghiệp BĐS này như thế nào trong bối cảnh thị trường hiện nay?

Mới đây, Topenland ra mắt nền tảng công nghệ kết nối cùng hành trình BĐS từ đầu đến cuối. Theo chia sẻ của ông Trần Quang Trình, Tổng Giám đốc TopenLand thì đây là nền tảng mở, qua đó mọi người có thể cùng chia sẻ thông tin, kiến thức, giao dịch thông qua TopenLand. Đặc biệt, từ kiến thức đó, người dùng có thể đưa ra quyết định tối ưu như mua được giá rẻ, bán được giá cao.

Trước đó không lâu, Đất Xanh Services – đơn vị phụ trách mảng dịch vụ của Tập đoàn Đất Xanh cũng tung ra ứng dụng Real Agent. Được biết, ứng dụng này giúp chủ đầu tư, đại lý môi giới chủ động thiết lập thông tin dự án, chính sách kinh doanh, cách thức và lộ trình bán hàng, còn lại quá trình booking, chuyển cọc, hợp đồng, đối chiếu và trả phí đều số hoá. Đồng thời, còn ứng dụng vào khâu bán tư vấn bán hàng.

"Real Agent giúp nhân viên tư vấn dễ dàng kết nối trực tuyến với khách hàng. Ứng dụng đã giúp doanh nghiệp có hoạt động giao dịch sôi nổi tại một số dự án BĐS", Đại diện Đất Xanh Services cho biết.

Trước đó, không ít doanh nghiệp BĐS có tiềm lực tài chính mạnh đã tiên phong trong xu hướng trên. Đơn cử, Sunshine Group ra mắt Sunshine App, tích hợp hai nhu cầu mua nhà và đầu tư bất động sản. Song song đó, Vingroup ra mắt sàn thương mại điện tử Vinhomes Online, mô hình kinh doanh bất động sản trực tuyến, kết nối chủ đầu tư và khách hàng thông qua máy tính hoặc điện thoại.

Doanh nghiệp địa ốc tham vọng điều gì khi liên tục đẩy mảng công nghệ vào bán hàng? - Ảnh 1.

Công nghệ đang làm thay đổi nhiều hoạt động của doanh nghiệp BĐS.

Hay, Tập đoàn CEN Group cũng ra mắt nền tảng công nghệ Cenhomes.vn do CENLand phát triển được tích hợp công nghệ AI, Big data, thực tế ảo (VR), check căn hộ online, giao dịch online. Theo đại diện đơn vị này, một vấn đề rất lớn của các NĐT bất động sản hiện nay là sau khi đầu tư sản phẩm từ thị trường sơ cấp, họ sẽ gặp khó khăn trong việc kết nối thị trường để bán hàng thứ cấp. Theo đó, với độ tương tác cao và hệ sinh thái "chợ online" đang được hoàn thiện, nền tảng của CEN group giải quyết khó khăn này.

Là công ty môi giới bất động sản, nhưng MGI không hề có nhân viên bán hàng cơ hữu, mà xây dựng phần mềm bán hàng trên mạng. Theo đó, khi lấy được giỏ hàng, họ đưa vào app bán hàng trực tuyến của mình, trên đó quy tụ gần 2.000 nhân viên bán hàng tự do, những nhân viên bán hàng này sẽ lấy hàng và bán để lấy hoa hồng. Như vậy, dù lượng hàng lớn, nhưng MGI có thể bán hết trong thời gian rất ngắn, không mất tiền trả lương hàng tháng cho nhân viên bán hàng, cũng không phải thuê mặt bằng lớn.

Mới đây, thương vụ Houze Group cũng gây chú ý trên thị trường khi công bố nhận đầu tư thêm 2 triệu USD dưới sự dẫn dắt của DKRA giúp công ty công nghệ này có nguồn lực để tiếp tục mở rộng dịch vụ và phát triển công nghệ. Đây là một hệ sinh thái dịch vụ công nghệ xây dựng đa nền tảng công nghệ dành cho cả môi giới và người mua nhà, cung cấp các dịch vụ tích hợp từ giao dịch, quản lý, đầu tư cho đến tài chính trong bất động sản.

Hay, nhiều doanh nghiệp bất động sản khác như NovaLand, HimLamLand, Đại Phúc Group, Phúc Khang, DRH… cũng công bố đang viết phần mềm công nghệ để áp dụng cho các dự án mà mình phát triển thời gian tới.

Như vậy, sự nhập cuộc của những doanh nghiệp lớn như Vinhomes, Sunshine, Đất Xanh, CENgroup, Topenland... cho thấy số hóa trong giao dịch mua bán bất động sản không còn là "cuộc chơi" mà đã dần trở thành xu thế tất yếu. Công nghệ sẽ góp phần không nhỏ để tạo lực đẩy trong năm 2022 và vực dậy, phát triển thị trường BĐS trong những năm tiếp theo.

Từ đây cũng thấy được tham vọng của các doanh nghiệp hòa nhập vào xu hướng chung của thị trường BĐS. Không ít doanh nghiệp đặt ra mục tiêu phát triển ứng dụng công nghệ là chiến lược cốt yếu của doanh nghiệp. Thậm chí trở thành mảng vừa thúc đẩy việc bán hàng, vừa mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp trong dài hạn.

"Hầu hết các chủ đầu tư đều đang đặt mục tiêu đưa công nghệ vào dự án và bán hàng. Họ đưa ra nhiều ý tưởng cho doanh nghiệp công nghệ phát triển. Họ đang làm khác đi để đi chung với sự phát triển của thị trường BĐS", một doanh nghiệp đang dẫn đầu trong phát triển công nghệ bán nhà cho chủ đầu tư cho biết.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, quy mô thị trường bất động sản Việt Nam sẽ đạt 1.232 tỉ USD, chiếm 22% tổng tài sản nền kinh tế vào năm 2030. Đây cũng chính là "thỏi nam châm" kích hoạt cuộc đua Proptech 2.0 vào thị trường bất động sản.

Ở lĩnh vực bất động sản, công nghệ giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng, tối ưu hóa quy trình hoạt động và dự báo sẽ trở thành xu hướng dẫn dắt thị trường trong những năm tới.

Theo một số chuyên gia, chuyển đổi số đang là cuộc đua sống còn của doanh nghiệp BĐS. Các nền tảng công nghệ đang giúp vận hành của doanh nghiệp linh hoạt hơn trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.

Theo báo cáo kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain