Số liệu công bố của hầu hết các công ty NCTT, các tổ chức BĐS gần đây đều có chung nhận định, quý 1/2020 là thời gian khó khăn với thị trường BĐS. Đây là quý ghi nhận nguồn cung và lượng tiêu thụ nhà đất thấp nhất thị trường trong 5 năm trở lại đây. Chia sẻ với TinNhaDatVN.Com, nhiều đơn vị môi giới, các chủ đầu tư dự án cũng xác nhận biết, thanh khoản thị trường giảm mạnh, nhu cầu mua BĐS đình trệ, nhất là trong tháng cuối cùng của quý 1. Nhiều dự án gần như không bán được 1 sản phẩm nào trong 3 tháng qua. Còn theo HoREA, tính riêng trong 3 tháng đầu năm, có hơn 50% các sàn giao dịch BĐS phải đóng cửa, giải thể, gần 30% còn lại hoạt động cầm chừng. Lượng môi giới mất việc, chuyển nghề tăng cao, thanh khoản hàng loạt dự án dậm chân tại chỗ.
Tình hình trên được nhìn nhận sẽ ít có chuyển biến tích cực trong quý 2. Dù lạc quan về sự khởi sắc của nguồn cung nhà ở và tin vào sức cầu của thị trường, giới chuyên môn vẫn xác định đây sẽ tiếp tục là một quý khó khăn. Với chỉ thị cách ly toàn xã hội trong 15 ngày bắt đầu từ 1/4, ngay từ đầu quý 2, hàng loạt dự án đang có kế hoạch triển khai phải tiếp tục dời ngày mở bán.
Doanh nghiệp BĐS cần những chính sách hỗ trợ từ chính phủ để sớm lấy lại đà tăng trưởng khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Ảnh: Phương Uyên |
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh – quản lý cấp cao của CBRE cho rằng, trong 6 tháng cuối năm, thị trường BĐS sẽ diễn biến theo một trong hai kịch bản dự kiến. Trong đó kịch bản tươi sáng là dịch Covid-19 được kiểm soát trước tháng 6/2020, nguồn cung nhà ở tại TP.HCM sẽ có thể đạt khoảng 28.000 căn và sức tiêu thụ toàn thị trường 6 tháng cuối năm 2020 chỉ giảm khoảng 5%. Với tình huống xấu hơn, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát muộn vào tháng 9/2020 thì nguồn cung mới có thể giảm mạnh đến 60%, kéo theo sức tiêu thụ toàn thị trường sẽ giảm đến 55% so với năm 2019. Dù là kịch bản nào thì để khôi phục lại hoạt động, thị trường BĐS cũng cần ít nhất từ 1 đến 2 quý để ổn định và tăng trưởng.
“Dịch COVID-19 kéo dài hơn đang tác động đến nguồn cầu từ nhóm khách mua để ở, mua để đầu tư và nhóm khách nước ngoài. Hiện tại với việc tạm ngừng các chuyến bay và thắt chặt cấp thị thực, khách nước ngoài sẽ khó tiếp cận thị trường BĐS tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm khách đầu tư cho thuê cũng chịu ảnh hưởng từ việc hạn chế chuyến bay và di chuyển giữa các tỉnh. Nhóm khách mua để ở sẽ khó sử dụng vốn vay ngân hàng do lãi suất biến động và ngân hàng có thể sẽ áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn trong việc chứng minh thu nhập và phương án trả nợ vay. Những điều này sẽ kéo giảm sức mua chung của thị trường nhà đất ít nhất trong 1 đến 2 quý.
Để nhà đầu tư quay trở lại, bên cạnh các chính sách hỗ trợ vốn, thanh toán, thị trường cần giải quyết bài toán cung cầu, cho ra những sản phẩm phù hợp với đại bộ phận người mua”, bà Thanh chia sẻ.
Nhà đầu tư sẽ thận trọng hơn với dòng tiền rót vào thị trường nhà đất sau các tác động kinh tế từ dịch Covid-19. Ảnh: Phương Uyên |
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R