3 Bước Quan Trọng Khi Bao Sái Bàn Thờ

Bao sái bàn thờ là gì? Cách bao sái bàn thờ năm 2023 như thế nào? Bao sái bàn thờ vào ngày nào thì tốt? Văn khấn bao sái bàn thờ ra sao? Người Việt Nam cúng giỗ cha mẹ thì có bao sái bàn thờ không? Cùng TinNhaDatVN.Com tìm hiểu kỹ hơn về nghi thức này qua bài viết sau.

Bao Sái Bàn Thờ Là Gì?

Bao sái bàn thờ chính là việc vệ sinh bàn thờ, lau dọn bát hương. Đây là nghi thức quan trọng khi năm cũ chuẩn bị kết thúc. Công việc này thường được người Việt tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp, tức là ngày cúng ông Công, ông Táo hằng năm.
Vào các ngày như mùng 1 và ngày rằm hằng tháng, nhiều người vẫn thường dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, tinh tươm. Tuy vậy, việc bao sái bàn thờ vào dịp cuối năm nói riêng có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều. Lau dọn và rút tỉa chân hương (nhang) để bàn thờ gọn gàng hơn, chính là thể hiện lòng thành kính, sự biết ơn của con cháu dành cho tổ tiên.
Bao sái bàn thờ là công việc quan trọng khi một năm sắp kết thúc

Cách Bao Sái Bàn Thờ 2023

Bao sái bàn thờ cuối năm sẽ được thực thiện thông qua các bước sau:

Chuẩn Bị Dụng Cụ

Để việc bao sái bát hương, bao sái bàn thờ nhanh chóng và hiệu quả, các gia đình cần chuẩn bị dụng cụ như sau:
  • Một chiếc bàn cao, rộng và được phủ vải đỏ/giấy đỏ, đặt đồ thờ cúng từ trên bàn thờ xuống bàn này. Không nên lau đồ thờ trực tiếp trên bàn thờ. Nếu không có bàn cao, có thể đặt đồ thờ vào một chiếc mâm đồng
  • Một chậu sạch đựng nước bao sái bàn thờ
  • Khăn sạch, mới dùng để lau bàn thờ và các đồ thờ (1 khăn lau ướt và 1 khăn khô để lau lại)
  • Một chiếc chổi quét để quét bàn thờ
  • Hương và đồ lễ thắp hương

Chuẩn Bị Nước Bao Sái

Nước bao sái hay nước lau bàn thờ là quan trọng nhất. Chuyên gia phong thủy cho rằng, nếu gia chủ sử dụng nước bao sái chuyên dụng thì tốt hơn. Hiện nay, có nhiều loại nước bao sái bàn thờ, phổ biến nhất là:
Nước ngũ vị hương
Nước ngũ vị hương là nước từ các loại dược liệu, gồm: đinh hương, quế, hồi, bạch đàn; gỗ vang. Ngũ vị hương được xem là nước bao sái tốt nhất khi lau dọn bàn thờ, lau bát hương vì theo quan niệm phong thủy, những loại cây thảo dược này có tác dụng xua đuổi tà khí. Hơn nữa, nước ngũ vị hương còn mang mùi hương rất dễ chịu, giúp xua đuổi côn trùng gây hại.
Cách tiến hành: Bạn lấy 1,5 lít nước, cho 5 loại thảo mộc vào nấu trong thời gian 3 – 5 phút. Nếu muốn có mùi hương lâu hơn, bạn hãy đun lâu hơn hoặc cho nhiều cây dược liệu kia hơn.
Nước ngũ vị hương được xem là nước bao sái tốt nhất khi lau dọn bàn thờ.
Nước rượu pha gừng
Gừng và rượu có tính ấm và khử mùi rất hiệu quả. Do đó, chỉ cần 1 – 2 củ gừng dập nát cho vào rượu là đã tạo 1 hỗn hợp nước lau bàn thờ. Nước gừng và rượu giúp tẩy sạch vết bẩn bị bám lâu ngày trên bàn thờ.
Ngoài ra, theo phong thủy quan niệm, nước bao sái này cũng giúp rước may mắn cho gia đình, rượu và gừng cũng có thể xua đuổi xui rủi.
Nước ấm
Nước ấm là giải pháp thay thế hợp lý nhất trong trường hợp không có thời gian chuẩn bị. Nước ấm cũng giúp loại bỏ những mảng bám, dễ dàng lau rửa các vật dụng trên bàn thờ. Gia chủ chỉ cần đun sôi nước, chờ nước ấm rồi dùng khăn để lau dọn.

Các Bước Lau Bàn Thờ

  • Đầu tiên, gia chủ thắp hương xin phép để được dọn bàn thờ; sau đó đợi hương tàn và bắt đầu lau dọn.
  • Hạ đồ trên bàn thờ xuống chiếc bàn hoặc chiếc mâm đã được chuẩn bị và bắt đầu lau dọn.
  • Gia đình nào có bàn thờ Phật hoặc Bồ Tát thì cần lau trước, rồi sau đó mới bao sái bàn thờ gia tiên. Dùng khăn thấm nước bao sái và lau theo thứ tự sau: Lau mặt tượng, lau đầu, lau cổ, lau dần xuống dưới chân.
  • Gia đình không thờ Phật thì lau bài vị đầu tiên rồi đến bát hương và đồ thờ khác.
  • Dùng 2 tay để rút tỉa chân hương cho đến khi bát hương chỉ còn lại 3 chân hương. Nếu bát hương đầy thì bạn xúc bớt tro. Vun lại phần tro còn lại trong bát hương thật gọn gàng.
  • Dùng khăn ẩm lau lần lượt từng đồ thờ, sau đó lau lại bằng khăn khô.
  • Trong thời gian chờ cho đồ thờ khô thì bạn lau sạch toàn bộ bàn thờ.
  • Sau khi đồ thờ đã khô, bạn xếp lại đúng vị trí cũ. Thắp 1 tuần hương và bày biện đồ lễ lên.
Bàn thờ sạch sẽ, tinh tươm sẽ đem lại may mắn cả năm.

Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ

Mâm Cúng Bao Sái Bàn Thờ Gồm Những Gì?

Trước khi thực hiện nghi thức cúng bái nào, như cúng về nhà ở mới, cúng động thổ,… thì việc chuẩn bị mâm lễ cúng rất quan trọng. Với nghi thức bao sái bàn thờ cũng vậy, bạn chuẩn bị mâm lễ cúng như sau:
  • 01 đĩa xôi
  • 01 miếng thịt luộc
  • 01 đĩa trái cây theo mùa
  • 01 ấm trà và bộ 05 chén nhỏ
  • 03 chén rượu nhỏ
  • 01 tách nước sôi để nguội
  • 03 lễ tiền vàng
  • 02 lọ hoa

Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ

Con Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Tín chủ tên là: ………………………
Cư ngụ tại địa chỉ : ……………………………
Hôm nay ngày … tháng … năm … xét thấy bản thân mình chưa đủ chu toàn nên để hương án bị bụi, tín chủ con xin thành tâm sám hối.
Tín chủ con xin kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó bàn thờ gì, thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), hôm nay chọn được ngày lành tháng tốt xin cho phép tín chủ con được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm và thanh tịnh nhất kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị độ cho chúng con lau dọn được chỉn chu khang trang mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
(Xong vái 3 vái).
Trên đây là bài văn khấn bao sái bát hương và những lưu ý quan trọng khi bao sái bàn thờ cuối năm mà TinNhaDatVN.Com chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc kiến thức hữu ích.
Thu Pham