Thành phố Bắc Ninh là một đơn vị hành chính cấp thành phố, trực thuộc tỉnh và cũng là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Ninh. Thành phố được coi là đầu mối quan trọng kết nối Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, trên hành lang kinh tế Việt Nam – Trung Quốc và nằm trong tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Vị trí thành phố Bắc Ninh. Ảnh chụp Google Maps.
Địa lý
Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía Nam sông Cầu, phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Ninh, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp huyện Quế Võ
- Phía Tây giáp huyện Yên Phong
- Phía Nam giáp huyện Tiên Du
- Phía Bắc giáp huyện Việt Yên của tỉnh Bắc Giang
Thành phố Bắc Ninh cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km về phía Nam, cách thành phố Bắc Giang 20km về phía Bắc, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh Bắc Ninh.
Hành chính
Thành phố Bắc Ninh có diện tích 82,64km2, dân số 259.924 người (số liệu năm 2020), mật độ dân số đạt 3.145 người/km2.
Thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 19 phường: Vũ Ninh, Võ Cường, Vệ An, Vân Dương, Vạn An, Thị Cầu, Tiền An, Suối Hoa, Phong Khê, Ninh Xá, Nam Sơn, Kinh Bắc, Kim Chân, Khúc Xuyên, Khắc Niệm, Hòa Long, Hạp Lĩnh, Đáp Cầu, Đại Phúc.
Như vậy, thành phố Bắc Ninh hiện là một trong 7 thành phố trực thuộc tỉnh không có xã trực thuộc.
Lịch sử hình thành
Thành phố Bắc Ninh ngày nay vốn dựa trên cơ sở thị xã Bắc Ninh ngày xưa làm trung tâm và mở rộng thêm địa giới trên cơ sở các xã thuộc các huyện xung quanh. Năm 1948, thị xã Bắc Ninh được giải tán, sáp nhập vào huyện Yên Phong và khu phố Kinh Bắc. Năm 1962, hợp nhất Bắc Ninh và Bắc Giang thành Hà Bắc, thị xã Bắc Ninh khi ấy trực thuộc tỉnh Hà Bắc. Sau năm 1975, thị xã Bắc Ninh có 5 phường trực thuộc là Vệ An, Tiền An, Thị Cầu, Ninh Xá, Đáp Cầu và 2 xã là Vũ Ninh, Kinh Bắc. Ngày 6/11/1996, tái lập tỉnh Bắc Ninh, khi đó, thị xã Bắc Ninh trở thành thị xã tỉnh lị. Ngày 11/5/2005, thị xã Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại III. Năm 2006, thị xã Bắc Ninh được nâng cấp lên thành thành phố trực thuộc tỉnh. Năm 2014, thành phố Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại II. Năm 2017, thành phố Bắc Ninh được công nhận là đô thị loại I thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Kinh tế
Quy mô kinh tế GRDP năm 2020 của thành phố Bắc Ninh ước tính đạt 63.145 tỷ đồng, tổng thu ngân sách nhà nước năm 2020 ước đạt 5.788 tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người 10.807 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại – dịch vụ, công nghiệp – xây dựng đạt trên 97%. Thành phố Bắc Ninh đẩy mạnh thu hút đầu tư, xây dựng và phát triển nhiều khu công nghiệp lớn như khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Hạp Lĩnh – Nam Sơn và 5 cụm công nghiệp làng nghề. Thành phố hiện có 9 doanh nghiệp nhà nước, 3.020 doanh nghiệp ngoài nhà nước, trong đó có 420 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ mặt đô thị thành phố Bắc Ninh có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Trên địa bàn thành phố Bắc Ninh hiện có khoảng 70 khách sạn, trong đó có 5 khách sạn 5 sao, 458 nhà hàng, 252 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và hơn 90 chi nhánh, điểm giao dịch của các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Hoạt động thương mại - dịch vụ tại thành phố Bắc Ninh được chú trọng phát triển với nhiều chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại như Media Mart, Dabaco Mart, Him Lam Plaza…
Về cơ bản, thành phố Bắc Ninh sở hữu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tương đối đồng bộ, hiện đại, có các yếu tố cấu thành đô thị thông minh trong tương lai.
Hệ thống giáo dục
Mầm non | Tiểu học | THCS | THPT |
Mầm non Tư thục Hoa Quỳnh Trường Mầm non Hoa Mai Trường Mầm non Hoa Sen Trường Mầm non Hoa hồng Trường Mầm non Hoa sữa Trường Mầm non Hoà Long Trường Mầm non Hạp Lĩnh Trường Mầm non Khúc Xuyên Trường Mầm non Khắc Niệm Trường Mầm non Kim Chân Trường Mầm non Kinh Bắc Trường Mầm non Nam Sơn Trường Mầm non Ninh Xá Trường Mầm non Phong Khê Trường Mầm non Việt - Đan Trường Mầm non Vân Dương Trường Mầm non Võ Cường số 1 Trường Mầm non Võ Cường số 2 Trường Mầm non Vũ Ninh Trường Mầm non Vạn An Trường Mầm non Đại Phúc |
Trường Tiểu học Hoà Long Trường Tiểu học Hạp Lĩnh Trường Tiểu học Khúc Xuyên Trường Tiểu học Khắc Niệm Trường Tiểu học Kim Chân Trường Tiểu học Kinh Bắc Trường Tiểu học Nam Sơn số 1 Trường Tiểu học Nam Sơn số 2 Trường Tiểu học Ninh Xá Trường Tiểu học Phong Khê Trường Tiểu học Suối Hoa Trường Tiểu học Thị Cầu Trường Tiểu học Tiền An Trường Tiểu học Trần Quốc Toản Trường Tiểu học Vân Dương Trường Tiểu học Võ Cường 1 Trường Tiểu học Võ Cường số 2 Trường Tiểu học Võ Cường số 3 Trường Tiểu học Vũ Ninh 2 Trường Tiểu học Vũ Ninh số 1 Trường Tiểu học Vạn An Trường Tiểu học Vệ An Trường Tiểu học Đáp Cầu Trường Tiểu học Đại Phúc |
Trường THCS Hoà Long Trường THCS Hạp Lĩnh Trường THCS Khúc Xuyên Trường THCS Khắc Niệm Trường THCS Kim Chân Trường THCS Kinh Bắc Trường THCS Nam Sơn Trường THCS Nguyễn Đăng Đạo Trường THCS Ninh Xá Trường THCS Phong Khê Trường THCS Suối Hoa Trường THCS Thị Cầu Trường THCS Tiền An Trường THCS Vân Dương Trường THCS Võ Cường Trường THCS Vũ Ninh Trường THCS Vạn An Trường THCS Vệ An Trường THCS Đáp Cầu Trường THCS Đại Phúc Trường Tiểu học – THCS Hoàng Hoa Thám |
Trường THPT Hàn Thuyên Trường THPT Lý Nhân Tông Trường THPT Hoàng Quốc Việt Trường THPT Lý Thường Kiệt Trường THPT Hàm Long Trường THPT Nguyễn Du Trường Phổ thông Quốc tế Kinh Bắc (KBIS) |
Giao thông
Sau 20 năm tái lập tỉnh, thành phố đã đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng vào phát triển hệ thống giao thông. Các tuyến đường trong thành phố chủ yếu được quy hoạch theo ô bàn cờ, thẳng và rất ít đường cụt. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy trên địa bàn thành phố được đầu tư khá đồng bộ, tạo thuận lợi cho việc sản xuất, lưu thông hàng hóa và thu hút đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau. Về đường bộ, trên địa bàn thành phố có tuyến quốc lộ A1, quốc lộ 18, quốc lộ 38, cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, cao tốc Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái chạy qua.
Mới đây, Chính phủ đã phê duyệt xây dựng đường Vành đai 4 dài 98km, đi qua Hưng Yên, Bắc Ninh và Hà Nội. Đoạn Vành đai 4 đi qua qua Bắc Ninh có điểm đầu tại xã Nguyệt Đức (huyện Thuận Thành) và đi qua phường Nam Sơn (thành phố Bắc Ninh), được kỳ vọng sẽ tăng cường kết nối khu vực, tạo động lực cho phát triển kinh tế, xã hội.
Về đường sắt có đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng, đường sắt Yên Viên – Cái Lân. Về đường thủy có sông Cầu..
Hạ tầng – đô thị
Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị - nông thôn được triển khai tích cực làm thay đổi bộ mặt đô thị. Nhiều dự án khu đô thị quy mô lớn đã được xây dựng và đưa vào sử dụng như: Khu đô thị mới Nam Võ Cường, khu đô thị mới Bắc đường Kinh Dương Vương, khu đô thị mới Đường Lê Thái Tổ, Hồ Ngọc Lân III, Hòa Long – Kinh Bắc, Vũ Ninh – Kinh Bắc. Trong thời gian tới, thành phố sẽ triển khai nhiều khu đô thị lớn khác như Viglacera, Bách Việt, Phú Điền, T