Huyện Thanh Oai trước đây vốn thuộc tỉnh Hà Tây cũ. Sau ngày 1/8/2008, tỉnh Hà Tây cũ được sáp nhập vào Hà Nội, Thanh Oai trở thành một huyện trực thuộc thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý
Thanh Oai là một huyện nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 20km, có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp quận Hà Đông
- Phía Nam giáp huyện Ứng Hòa và huyện Phú Xuyên
- Phía Đông Giáp huyện Thường Tín
- Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ
Thanh Oai trài dài theo hướng Bắc Nam, có dòng sông Nhuệ ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây. Địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng bãi sông đáy và vùng đồng bằng sông Nhuệ, địa hình dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Huyện nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt là mùa hè nóng nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, rét.
Hành chính
Huyện Thanh Oai có diện tích tự nhiên 142,31km2, dân số năm 2019 là 185.400 người.
Bản đồ hành chính huyện Thanh Oai
Huyện có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm: Thị trấn Kim Bài (huyện lỵ) và 20 xã: Xuân Dương, Thanh Văn, Thanh Thùy, Thanh Mai, Thanh Cao, Tân Ước, Tam Hưng, Phương Trung, Mỹ Hưng, Liên Châu, Kim Thư, Kim An, Hồng Dương, Đỗ Động, Dân Hòa, Cự Khê, Cao Viên, Cao Dương, Bình Minh, Bích Hòa.
Kinh tế
Thanh Oai là một huyện thuần nông, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và một số ngành nghề thủ công truyền thống. Trong một vài năm trở lại đây, huyện đang chú trọng đến việc chuyển đổi mô hình canh tác trên những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá, cây ăn quả chuyên cá và xây dựng các trang trại. Kinh tế huyện chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và xây dựng đặc biệt là các làng nghề truyền thống. Huyện có 118 làng nghề trong đó có 27 làng nghề đã được công nhận như giò chả Ước Lễ, tương Cự Đà, sơn tượng Võ Thanh, điêu khắc Thanh Thùy, quạt làng Vác, nón làng Chuông… Trên địa bàn huyện có hai cụm công nghiệp 7 điểm công nghiệp thu hút đầu tư của nhiều doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.
Hiện Thanh Oai là vùng nông sản trọng điểm của Hà Nội với hơn 428 ha đất trồng cây ăn quả, chủ yếu là ổi, cam, bưởi... tập trung ở các xã Kim Thư, Thanh Mai, Cao Viên, Thanh Cao, Kim An..., hơn 141 ha đất trồng rau an toàn tại các xã Bình Minh, Hồng Dương, Dân Hòa, Tam Hưng, Xuân Dương, Kim An, hay vùng sản xuất lúa lớn ở các xã Tân Ước, Dân Hòa, Hồng Dương, Đỗ Động, Bình Minh, Thanh Thùy...
Giao thông
Quốc lộ 21B là tuyến đường giao thông huyết mạch của huyện, từ Hà Đông đi chùa Hương và sang Hà Nam qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua địa phía Tây Bắc huyện, dự án đường trục phía Nam Hà Nội đi xuyên qua huyện đã được nâng cấp thành quốc lộ 21C. Bên cạnh đó còn có tỉnh lộ 71, tức tỉnh lộ 427 chạy theo hướng Tây - Đông, nối đê Đáy ở Thanh Cao với quốc lộ 21B ở Bình Minh, sông Nhuệ ở Cầu Chiếc, quốc lộ 1 ở huyện Thường Tín.
Phía cuối huyện có đường 73 nối liền đường 22 ở Ngã Tư Vác với đê sông Đáy ở Dốc Mộc, vượt qua cầu Ba Thá trên sông Đáy để đi vào Miếu Môn gặp quốc lộ 21A. Phía Nam huyện có đonạ đường 73 từ đường 22 ở Quảng Nguyên chạy qua Đồng Quan gặp quốc lộ số 1 ở Tía. Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy qua để tới ga Văn Điển.
Các tuyến đường 2, 22, 21B, 73, 71 và đê sông Đáy hợp thành hệ thống giao thông thuận tiện cho giao lưu kinh tế từ Thanh Oai ra các vùng, nhất là để vào Hà Đông - Hà Nội và ngược lại.
Theo quy hoạch đã được phê duyệt, trong tương lai, huyện sẽ xây dựng đoạn nối từ đường tỉnh 427 hiện có tại xã Thanh Thủy qua phía Bắc thị trấn Kim bài đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường cấp 2 đồng bằng quy mô 4 làn xe.
Các tuyến buýt chạy qua địa bàn huyện: 33, 78, 91, 94, 103A, 103B, 115, 125.
Giáo dục
Trên địa bàn huyện có Trường Cao đẳng kỹ thuật Phòng không không quân.
Danh sách các trường THPT:
- Trường THPT Bắc Hà - Thanh Oai
- THPT Thanh Xuân
- THPT Nguyễn Du - Thanh Oai
- THPT Thanh Oai A
- THPT Thanh Oai B
Danh sách các trường THCS:
|
|
Danh sách các trường tiểu học:
|
|
Cơ sở y tế
- Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai
- Trung tâm y tế huyện Thanh Oai
Chợ, siêu thị
- Chợ Tam Hưng
- Chợ Vác
Phát triển đô thị
Nằm cách trung tâm thành phố không xa, huyện Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển theo hướng đô thị hóa nhanh chóng. Hiện trên địa bàn huyện đang có một số dự án được triển khai như trục đường phát triển phía Nam với các khu đô thị như Thanh Hà A, Thanh Hà B, Mỹ Hưng, cụm công nghiệp Cao Viên - Đình Bà và đường vành đai 4.
Hệ thống đô thị tại địa bàn huyện Thanh Oai gồm khu đô thị Thanh Hà, Mỹ Hưng, thị trấn Kim Bài và khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS. Trong đó, thị trấn Kim Bài là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của huyện Thanh Oai, là đô thị loại 5 đảm nhận vai trò đầu mối về hạ tầng kỹ thuật. dịch vụ. công cộng sản xuất của thành phố.
Khu đô thị Mỹ Hưng và khu vực thuộc quy hoạch phân khu đô thị GS sẽ thực hiện theo quy hoạch phân khu đô thị S4 GS đã được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt.
Bất động sản huyện Thanh Oai Hà Nội
Khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai.
Có thể nói, Thanh Oai là một vùng đất chưa được khai thác nhiều. Sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cùng sự xuất hiện của các khu đô thị, dự án cụm dân cư là những tín hiệu tích cực cho thấy tiềm năng của thị trường bất động sản Thanh Oai, đặc biệt là phân khúc đất thổ cư, đất đấu giá. Hiện nay, trên địa bàn huyện Thanh Oai đang nổi lên khu đất đấu giá Cự Khê, đây là một xã gần trung tâm huyện Thanh Oai với những khu đất tiềm năng khu đất gần khu đô thị Thanh Hà Cienco 5, khu lò gạch, đất đấu giá Khúc Thủy, đất đấu giá Khê Tang. Ngoài vị trí đất tại Cự Khê còn có đất ở Mỹ Hưng cách đô thị Thanh Hà Cienco 5 2km với các dự án như khu đất Quảng Bình. Tuy nhiên, theo ghi nhận, hệ thống giao thông ở đây chưa hoàn thiện nên giá rao bán thấp hơn so với khu vực Cự Khê.
(Tổng hợp)