Những tín hiệu lạc quan của thị trường bất động sản những tháng cuối năm

Sau 2 đợt dịch Covid-19 hầu hết các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS đã bắt đầu hoạt động trở lại. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp BĐS đã có những giải pháp để tiếp cận khách hàng, đồng thời lạc quan vào sự phục hồi của thị trường BĐS.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, sau 2 đợt dịch hiện các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển BĐS đã bắt đầu mở bán các dự án, đồng thời công bố kế hoạch kinh doanh; lên kế hoạch tuyển dụng lao động và tìm kiếm nhân sự phù hợp cho kế hoạch lâu dài của doanh nghiệp. Mặc dù thị trường còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp BĐS đã có những giải pháp để tiếp cận khách hàng, thay đổi khu vực phát triển để đón đầu xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI, xu thế đô thị hóa ở những địa phương ngoài các đô thị lớn.

Ngoài ra, với những ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên, hệ thống giao thông đi lại thuận tiện, chính sách đầu tư thông thoáng và tạo điều kiện cho các NĐT trong và ngoài nước, Việt Nam đang có những lợi thế riêng hấp dẫn các doanh nghiệp đầu tư BĐS trong và ngoài nước so với các nước trong khu vực, về việc thu hút nguồn vốn cho ngành du lịch và phân khúc BĐS nghỉ dưỡng. Cụ thể, theo Bộ xây dựng trong quý 3/2020, dự án quảng trường biển và tổ hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn do Tập đoàn Sungroup làm chủ đầu tư là một trong những "siêu dự án" đầu tư vào Thanh Hoá, tổng vốn lên đến 25.000 tỉ đồng

Theo Bộ Xây dựng, mặc dù trải qua làn sóng Covid-19 lần 2 nhưng trên cơ sở đánh giá các yếu tố vĩ mô cũng như các chủ số cụ thể của thị trường cho thấy, thị trường BĐS đang dần phục hồi và phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn. Nhu cầu về nhà ở, trong đó có nhà giá rẻ vẫn còn rất lớn.

Đặc biệt trong thời gian tới, BĐS công nghiệp có thể coi là điểm sáng của thị trường BĐS bởi nhiều nguyên nhân như: Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực, kế hoạch rời Trung Quốc của nhiều Tập đoàn đa quốc gia và điểm đến là Việt Nam. Bên cạnh đó, việc kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam đang được quốc tế đánh giá cao cũng là lực kéo quan trọng để thu hút nhiều hơn nguồn vốn ngoại vào Việt Nam.

Ngoài ra, Chính phủ đã và đang tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu ban ngành nhiều chính sách mới hỗ trợ thị trường BĐS, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành sẽ góp phần giải quyết những vướng mắc, tồn động đối với các dự án từ năm 2019 trở về trước.

Nhìn chung thì xu hướng của thị trường năm 2020 giảm tốc so với năm 2019 do "ngấm đòn" của dịch Covid-19.

Thế nhưng, có một thực tế không thể phủ nhận là nhu cầu mua BĐS để ở và đầu tư vẫn còn rất lớn trên thị trường. Có chăng, ở giai đoạn này, tâm lý thận trọng của người mua tăng lên do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhìn chung giao dịch chững lại, giảm sút.

Theo Hiệp hội BĐS Tp.HCM có hơn 8,9 triệu người, nhưng dân số thực tế lên đến khoảng 13 triệu người, trong đó có gần 3 triệu người nhập cư tạm trú ngắn hạn và khách vãng lai. Tốc độ tăng dân số rất cao, tỷ lệ tăng bình quân 2,28%/năm trong 10 năm qua. Bình quân cứ mỗi 5 năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Hiện nay, Tp.HCM có hơn 2,5 triệu hộ gia đình, tăng 1,4 lần so với năm 2009. Hàng năm thành phố có khoảng 50.000 cặp kết hôn có nhu cầu tạo lập nhà ở riêng. Nhu cầu về chốn an cư còn rất lớn.

Thêm vào đó, hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng đang có xu hướng giảm, theo các chuyên gia đây được xem là động lực lớn cho thị trường BĐS đón đầu sức mua. Tuy mức độ tác động của thông tin này đến BĐS chưa rõ nét nhưng rõ ràng cơ hội về nhà ở của người dân luôn hiện hữu là điều không thể phủ nhận.

Các chuyên gia BĐS cho rằng, thời điểm này những sản phẩm đầu tư dài hạn và chất lượng vẫn sẽ hút nhà đầu tư, bởi những sản phẩm này ít chịu ảnh hưởng của thị trường và đảm bảo được nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là những sản phẩm tại khu đô thị xanh đầy đủ tiện ích, đáp ứng tốt nhu cầu an cư, sức khỏe cũng như đầu tư.

A PHP Error was encountered

Severity: Core Warning

Message: Module 'mysqli' already loaded

Filename: Unknown

Line Number: 0

Backtrace: