Không phải đến khi xảy ra dịch Covid-19 phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng biển mới rơi vào tình cảnh khó khăn. Trong suốt 5 năm qua, dòng sản phẩm này phát triển mạnh, thậm chí có thể nói là bùng nổ, hầu hết các chủ đầu tư lớn đầu tham gia đầu tư, nguồn cung rất dồi dào.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm “Đầu tư bất động sản hậu Covid-19: Dẫn dắt dòng tiền” mới đây, ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch công ty BHS, "hành vi của khách hàng đã thay đổi, nếu tiếp tục phát triển bất động sản biển kiểu như thời gian vừa rồi thì nguồn cung tiếp tục dư thừa".
Hành vi của khách hàng được ông Tuyển đề cập ở đây chính là sự thay đổi nhu cầu của du khách trong thời dịch Covid-19. Dịch bệnh khiến du lịch quốc tế đóng cửa, các khu nghỉ dưỡng biển phụ thuộc khách du lịch nước ngoài vắng khách, nên tỷ lệ khai thác thấp. Covid-19 cũng khiến con người ngại đi máy bay đi xa, nên dòng bất động sản nghỉ dưỡng đã thay đổi đáng kể.
"Hành vi của người dân bây giờ là staycation, kỳ nghỉ ngắn hơn, đi lại thuận tiện hơn và sử dụng phương tiện cá nhân", ông Tuyển nói và dẫn chứng những đợt nghỉ lễ từ đầu năm đến nay, số lượng người nghỉ dưỡng biển giảm hẳn so với mọi năm, trong khi nghỉ dưỡng ngoại ô và lên núi như ở Hòa Bình, Vĩnh Phúc tăng mạnh.
Sự dịch chuyển này cũng được ông Trương Xuân Quý, Giám đốc Flamingo Land khẳng định khi tiết lộ, trong thời gian vừa qua, mỗi tuần khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải Resort tại Vĩnh Phúc đón nhận 4.000 khách du lịch và một căn biệt thự trị giá 7 tỷ đồng tại đây có thể mang lại cho chủ nhà 150 triệu đồng một tháng sau khi trừ đi các chi phí.
Bổ sung thêm những nhận định này, ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty CP Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô cho rằng "biến cố xảy ra khiến các làn gió đổi chiều và sinh ra làn gió mới tích cực", trong đó tỉnh Hòa Bình đang nổi lên như một ngôi sao mới của thị trường bất động sản, với sự tham gia của những "con sếu đầu đàn" như Phú Mỹ Hưng, T