Sức nóng của nhà phố shophouse
Chia sẻ trong một hội thảo mới đây, đại diện JLL Việt Nam cho biết, Việt Nam có hơn 12.000 người có trên một triệu USD và 90% trong số này đều trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh BĐS. Đặc biệt trong nhóm 100 người giàu nhất Việt Nam, tức là có trên 30 triệu USD, con số liên quan trực tiếp đến kinh doanh BĐS là 99,1%.
Còn theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, trong suốt nhiều năm qua, chưa có cuộc khủng hoảng nào khiến BĐS giảm giá. Thay vào đó, giá nhà đất liên tục đi lên, bình quân tăng 5 - 7%. Thực tế, chỉ số giá BĐS tại Việt Nam vẫn không ngừng thiết lập kỷ lục mới ngay cả khi dịch Covid bùng phát. Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý II/2020, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội tăng 0,16% so với quý I, giá nhà riêng lẻ tăng 0,01%. Ở TP.HCM, các mức tăng lần lượt là 0,25% và 0,15%.
"Về trung và dài hạn, địa ốc vẫn là kênh đầu tư sinh lợi tốt nhất, an toàn nhất và có dư địa lớn nhất", ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cho hay.
Trong đó, các chuyên gia đánh giá, các tài sản vừa đầu tư vừa phục vụ nhu cầu an cư hoặc khai thác được dòng tiền là tâm điểm thu hút dòng vốn đầu tư vào BĐS. Nổi bật là các sản phẩm nhà phố shophouse với lợi thế vừa là nơi kinh doanh vừa là không gian sống đẳng cấp giữa những con phố náo nhiệt và giá trị gia tăng theo thời gian.
Về bản chất, shophouse là loại hình nhà ở gắn liền với đất, nên phù hợp với tâm lý người Việt. Một yếu tố tác động đến lượng tiêu thụ của shophouse là thói quen mua sắm truyền thống của người Việt. Khách hàng thường có thói quen dạo phố mua sắm, trải nghiệm thực tế sản phẩm, đặc biệt đối với các sản phẩm cao cấp. Bên cạnh đó shophouse thuộc quần thể khu đô thị sẽ góp phần định hình nên phong cách sống thời thượng cho cư dân. Đối với những thành phố trẻ có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, nhu cầu thuê lại mặt bằng để kinh doanh ngày càng cao, việc đưa các sản phẩm shophouse vào kinh doanh hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.