Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì 'ôm đất'

Từ Bắc chí Nam, biển rao bán, cho thuê lại nhà, đất xuất hiện khắp nơi  với mức giá giảm mạnh so với cùng kì năm 2022. Tuy nhiên, rất ít giao dịch thành công, khả năng thanh khoản của thị trường giảm mạnh.

Vợ chồng lục đục vì "ôm đất" phân lô

“Em ơi, dạo này có khách nào cần tìm đất nền phân lô thì ới anh với nhé, anh để giá mềm và lại lộc cho em. Anh lỡ ôm nhiều quá, giờ không gồng nổi lãi ngân hàng nữa”, đó là câu nói quen thuộc của anh T (38 tuổi, Bắc Giang) với những môi giới nhà, đất khác thời gian gần đây.

Anh T cho biết, thời điểm “sốt đất” vào đầu năm 2022 tại Bắc Giang, nhận thấy giá đất tăng nhanh trong thời gian ngắn nên anh vay mượn ngân hàng, bạn bè và cầm cố nhiều tài sản có giá trị để lấy tiền ôm đất phân lô gần khu công nghiệp.

Sau một thời gian, nhiều nhà đầu tư trả cho anh số tiền nhỉnh hơn giá ban đầu của lô đất đến gần trăm triệu đồng, nhưng anh T không bán, quyết ôm đất để chờ mức giá cao hơn.

Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 1.

Vợ chồng anh T (Bắc Giang) thường xuyên bất hòa vì áp lực lãi vay từ việc "ôm đất" chờ thời.

Tuy nhiên, người tính không bằng thị trường tính, sang Quý II/2022, giá đất bắt đầu tụt dốc khiến anh T hoang mang. Dù vậy, thời điểm này vẫn có người hỏi mua đất, chỉ là giá trị đã giảm đi đáng kể và nếu mua họ sẽ thanh toán tiền theo giai đoạn chứ không thể tất toán trong 1 lần. Tuy nhiên, anh T không bán vì vẫn có niềm tin vào tương lai của thị trường.

Nhưng đến hiện tại, anh T cho biết niềm tin của mình đã tan vỡ. Vợ chồng anh vì số tiền lãi ngày càng tăng lên mà bất hòa, không khí gia đình luôn trong trạng thái nặng nề. Vì thế, anh T quyết định bán cắt lãi, cắt lỗ lô đất để giải quyết tình hình, với mức giá giảm đến 30% giá trị ban đầu. Thậm chí, nếu thanh toán 1 lần, anh sẽ giảm đến 38%.

Không giống như anh T, chị H (29 tuổi, Lào Cai) thì lại đang đang bù đầu vì khoản nợ thuê nhà. Đầu năm 2022, chị H thuê lại căn nhà 5 tầng mặt phố ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), trong đó tầng 1 chị kinh doanh dịch vụ làm nail, các tầng còn lại thì cho thuê.

Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 2.

Chị H (29 tuổi, Lào Cai) đang đang bù đầu vì khoản tiền vay để thuê nhà.

Thời điểm đó chủ nhà yêu cầu phải kí hợp đồng thuê nhà 2 năm liên tiếp và chị H phải đóng tiền thuê nhà 1 năm/lần. Nghĩ rằng công việc kinh doanh sẽ suôn sẻ nên chị H dồn hết vốn liếng và đi vay mượn người quen để đóng tiền thuê nhà 1 năm.

Tuy nhiên, công việc kinh doanh của chị H không thuận lợi như tưởng tượng, khách thuê nhà cũng liên tục chuyển đi. Đặc biệt, sau Tết nguyên đán, người quen nhiều lần thúc chị H trả lại tiền để họ lấy vốn làm ăn.

Quá áp lực, chị H hẹn chủ nhà đến nói chuyện, trình bày hoàn cảnh và xin trả lại nhà trước hạn 1 năm. Tuy nhiên, chủ nhà cho biết họ chỉ đồng ý việc này khi chị H tìm được khách thuê nhà mới cho mình. Vì thế, mấy ngày nay chị H liên tục đăng tin cho thuê lại nhà và treo biển trước cửa hàng với hi vọng sẽ có người mới đến thuê, giúp mình thoát khỏi áp lực này…

Biển rao bán nhà, đất xuất hiện khắp nơi

Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 3.

Không chỉ anh T, chị H mà hiện nhiều người cũng đang gặp phải áp lực tài chính liên quan đến bất động sản.

Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 4.

Khảo sát một số tuyến phố sầm uất như Đại La, Trường Chinh, Giải Phóng, Lê Duẩn,… ở Hà Nội, PV bắt gặp la liệt

Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 5.

Báo cáo của Batdongsan.com.vn cũng chỉ ra, trong tháng cuối cùng của năm 2022, lượng tin rao bán nhà đất trên cả nước tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, phân khúc ghi nhận rao bán nhiều nhất là đất nền, nhà riêng, nhà mặt phố và căn hộ chung cư với tỉ lệ tăng trung bình từ 14 - 32%.

Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 6.

Từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, làn sóng rao bán, cho thuê nhà, đất cũng gia tăng mạnh tại thị trường các tỉnh.

Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 7.

Tại Khánh Hòa và Đà Nẵng, lượng sản phẩm nhà đất cần rao bán tăng 40 - 43%. Còn Bình Dương, Bình Thuận, Lâm Đồng, số lượng tin rao bán nhà đất tăng trung bình từ 15 - 22%. Long An còn ghi nhận số tin

Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 8.
Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 9.

Tuy nhiên, nhu cầu tìm kiếm nhà đất lại giảm so với các đợt cao điểm đầu năm, mặc dù lượt truy cập trang để tìm kiếm nhà đất vẫn rất lớn. Trong đó với các loại hình như căn hộ, nhà mặt phố, biệt thự, lượt quan tâm vẫn tăng trung bình từ 7-14% so với cùng kỳ.

Nhà đất rao bán khắp nơi, vợ chồng lục đục vì ôm đất - Ảnh 10.

Các chuyên gia bất động sản nhận định, nhà đầu tư vẫn dành sự quan tâm cho nhà đất nhưng tỉ lệ chốt hợp đồng thành công lại đang khá thấp, và