Xu hướng tăng trưởng tích cực của ngành bất động sản
Trong bối cảnh kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, chọn kênh đầu tư nào an toàn, hiệu quả là vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm. Trái ngược với những diễn biến kém hấp dẫn của nhiều kênh đầu tư, thị trường bất động sản lại ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng.
Với thị trường bất động sản, giá nhà đất vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong năm 2020. Nhìn chung, giá căn hộ cao cấp tăng khoảng 0,5%; căn hộ trung cấp tăng khoảng 2-3%; đất nền tăng 3-5%, cá biệt có trường hợp tăng đến 10%. Đáng chú ý, tại TP HCM, Hà Nội cùng các khu vực giáp ranh hai đô thị này chứng kiến hiện tượng tăng giá nhà đất xuyên mùa dịch.
Cụ thể, tại Hà Nội nhiều dự án được đầu tư hạ tầng chất lượng tốt đã tăng giá mạnh, tăng khoảng 5% so với năm 2019, thị trường ghi nhận một số dự án có giá bán kỷ lục, đạt ngưỡng 300 triệu đồng/m². Còn ở TP.HCM, báo cáo quý 3 của JLL ghi nhận sự leo thang của giá nhà liền thổ tại thị trường TP.HCM với mức giá bán sơ cấp vào khoảng 124 triệu đồng/m2, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá căn hộ TP.HCM tiếp tục tăng 17% khi mức giá trung bình đạt 56 triệu đồng/m2.
Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho biết, do nhu cầu nhà ở và khu công nghiệp tăng cao là lý do quan trọng khiến giá nhà ở, giá thuê khu công nghiệp tiếp tục tăng; thị trường nhà ở và bất động sản công nghiệp sôi động bất chấp đại dịch. Chính phủ kiểm soát tốt dịch Covid -19 cùng nhu cầu nhà ở và khu công nghiệp đã kéo ngành bất động sản vượt lên những bất ổn, tăng trưởng mạnh mẽ từ cuối quý 3/2020.
Có thể thấy rằng, mặc dù bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19, song bất động sản vẫn là một trong những kênh đầu tư hiệu quả hàng đầu.
Bất động sản đô thị - công nghiệp – điểm sáng hút vốn trong năm 2021
Theo thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, nguồn vốn FDI đạt kết quả tích cực khi chỉ trong 2 tháng đầu năm 2021 đã có 5,46 tỷ USD rót vào Việt Nam. Vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 2,5 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020.
Nhìn từ con số này, có thể thấy bất động sản công nghiệp vẫn tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ, và Việt Nam là "vùng đất lành" của các tập đoàn đa quốc gia. Điều này tác động tích cực và trực tiếp đến thị trường nhà ở, văn phòng cho thuê, ... khi các tập đoàn đa quốc gia đem theo một đội ngũ rất lớn chuyên gia, kỹ sư đến khu vực đặt nhà máy để làm việc và định cư lâu dài.
Được biết, trong thời gian sắp tới, các hiệp định thương mại tự do như EVFTA sẽ thúc đẩy nhà đầu tư chất lượng cao vào Việt Nam. Cũng từ đó mà bất động sản công nghiệp không chỉ đơn thuần là cho thuê đất hay xây nhà xưởng rồi cho thuê, mà phải hướng tới đô thị công nghiệp. Đó là phát triển khu công nghiệp khép kín, có đầy đủ cơ sở hạ tầng xã hội như nhà ở, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, mua sắm…
Khu Đô Thị Centa VSIP – Từ Sơn – Bắc Ninh
Liên doanh Việt Nam - Singapore (VSIP) được xem là "cánh chim đầu đàn" trong việc phát triển các "đô thị công nghiệp" tại các tỉnh như: Bình Dương, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh. Đặc biệt, VSIP Từ Sơn (Bắc Ninh) tiên phong theo hướng đại đô thị công nghiệp xanh - bền vững với quy mô lên đến 700ha, hội tụ đầy đủ giữa 3 yếu tố: sống - làm việc - giải trí. Trong đó, quỹ đất 160ha dành riêng cho phát triển đại đô thị VSIP đa chức năng như: nhà ở, thương mại, giáo dục, giải trí, và nhiều tiện ích khác, phục vụ nhu cầu của hàng trăm ngàn chuyên gia, kỹ sư quốc tế và lao động trong nước đang làm việc tại VSIP cũng như các khu công nghiệp lân cận.
Theo các chuyên gia, lợi thế lớn nhất của bất động sản đô thị công nghiệp là khả năng khai thác đa dạng: vừa sinh lời từ giá trị tài sản tăng lên, vừa thuận lợi kinh doanh thương mại nhờ luồng giao thông nhộn nhịp, đặc biệt là phục vụ nhu cầu thuê rất lớn của các chuyên gia quốc tế. Do đó, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như vàng, gửi ngân hàng và một số phân khúc bất động sản khác có nhiều biến động mà hiệu quả không như kỳ vọng, phân khúc bất động sản đô thị công nghiệp đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư.