Đâu là lý do khiến Tây Ninh vụt sáng và tăng tốc bất ngờ trên thị trường bất động sản hiện nay?
Kỳ vọng lớn từ kinh tế cửa khẩu
Là cầu nối giao thương quan trọng giữa TP.Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, Campuchia, Tây Ninh có đường biên giới dài 240km với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Lát cùng 4 cửa khẩu chính và 10 cửa khẩu phụ.
Đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có quy mô 21.284 ha đã và sẽ là một trong những trung tâm giao lưu, hợp tác chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trọng yếu nhất giữa Việt Nam với Campuchia và các nước ASEAN.
Sở hữu trên mình vị trí tiềm năng và đồng thời kết nối thuận lợi nguồn lực kinh tế xuyên Á, Tây Ninh được kỳ vọng sẽ "cất cánh" trong giai đoạn 2020 - 2025 khi nâng cao tầm vóc vị thế cửa ngõ hội nhập quốc tế.
Đột phá về phát triển hạ tầng giao thông
Với chính sách xây dựng kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ và chủ trương kêu gọi đầu tư, tỉnh Tây Ninh đã thực hiện đẩy mạnh các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
Dự án đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) dài 53,5 km với mức đầu tư 10.688 tỉ đồng trong giai đoạn 1 sẽ được tổ chức thi công vào tháng 3/2021. Bắt đầu từ đường Vành đai 3 (H.Hóc Môn, TP.HCM) kết nối vào QL22 tại Km 53 850 (trước Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài) với quy mô 6-8 làn xe, tuyến cao tốc dự kiến sẽ hoàn thành vào dịp 30/04/2025. Khi đó, Mộc Bài chỉ còn cách TP.HCM 50 km. Có thể thấy dự án cao tốc Mộc Bài không chỉ giảm gánh nặng lưu thông vận tải hiện đang dồn lên quốc lộ 22 trong những năm qua mà còn góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản ở cửa ngõ phía Tây Bắc của TP.HCM tạo đà phát triển.
Dự án cao tốc Mộc Bài – TP. HCM là tiền đề phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Bên cạnh đó, tỉnh Tây Ninh đã bổ sung quy hoạch tuyến cao tốc Gò Dầu - Xa Mát dài khoảng 65 km song song với QL 22B vào quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam; quy hoạch trung tâm logistics; cảng cạn ICD; quy hoạch giao lưu thương mại trên đường thủy nội địa với 2 tuyến sông Sài Gòn và Vàm Cỏ Ðông kết nối TP.HCM đến các cảng Sài Gòn, cảng Hiệp Phước và vùng đồng bằng sông Cửu Long…
Sức bật về phát triển kết cấu hạ tầng đã khiến thị trường bất động sản tại Tây Ninh tỏa sức nóng mạnh mẽ, giá đất leo thang liên tục từ cuối năm 2019 và được dự báo sẽ tăng từ 25-30% trong giai đoạn 2020-2025.
Tiềm năng mở rộng thị trường du lịch
Những đột phá về cơ sở hạ tầng nhờ quy hoạch đồng bộ mở ra hàng loạt cơ hội thuận lợi để đẩy mạnh đầu tư và phát triển du lịch ở Tây Ninh. Với tiềm năng phát triển đa dạng loại hình du lịch như truyền thống, tâm linh, sinh thái…, du lịch được Tây Ninh đặt mục tiêu sẽ là ngành mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030.
Ga Bà Đen – "Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới" do Guinness ghi nhận
Bên cạnh đó, sự có mặt của nhiều "ông lớn" cũng khiến thị trường bất động sản Tây Ninh tỏa sức nóng hơn bao giờ hết.
Phát triển mô hình đô thị thông minh
Trong tháng 7/2020, tỉnh Tây Ninh đã khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành đô thị thông minh minh và Cổng thông tin du lịch, giúp hỗ trợ tích cực công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành các hoạt động của đô thị thông, đánh dấu bước phát triển bứt phá trong quá trình chuyển đổi số.
Có thể thấy rằng những "cú hích" về du lịch và cơ sở hạ tầng chính là động lực giúp Tây Ninh mạnh mẽ chuyển mình và bắt kịp xu hướng phát triển công nghiệp, thương mại, trở thành mảnh đất màu mỡ đầy hấp dẫn của giới đầu tư bất động sản.
KDC đô thị Phường 3 – TP Tây Ninh có tọa độ đắt giá của chủ đầu tư VM Toàn Cầu
Tiêu biểu như dự án Khu dân cư đô thị Phường 3 – Thành phố Tây Ninh nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ với vị trí đắt giá đối diện quy hoạch trung tâm hành chính mới, các tiện ích trường học, bệnh viện, công an tỉnh, sân goft … nằm trong bán kính 100m. Hiện đang thu hút các nhà đầu tư địa phương cũng như từ TP.HCM. Đây là một trong số những dự án đã có đầy đủ pháp lý, quy hoạch chi tiết 1/500 đã được thông qua và được dự đoán có khả năng sinh lợi rất cao khi nằm trong vị trí thuận lợi bậc nhất thành phố.