Phát triển đô thị vệ tinh được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện từ lâu. Tại Việt Nam, TP.HCM đang đứng trước áp lực về gia tăng dân số, đô thị hóa, hạ tầng đô thị… Do đó, việc phát triển các đô thị vệ tinh là xu hướng tất yếu.
Trong vai trò là trung tâm kinh tế của cả nước, TP.HCM đã đề ra kế hoạch mở rộng địa giới thành phố ra các khu vực lân cận, đặc biệt là phía Nam. Kế hoạch bước đầu xác định 3 huyện gồm: Bến Lức, Cần Giuộc và Đức Hòa, tỉnh Long An sẽ là đô thị vệ tinh của TP.HCM cùng phát triển song hành, góp phần giảm tải áp lực dân số và bài toán hạ tầng đè nén nội đô hàng chục năm qua.
Theo giới chuyên gia, chủ trương phát triển đô thị vệ tinh mở ra xu hướng đầu tư bất động sản vệ tinh trong thời gian qua và dự kiến 20 năm tới sẽ được coi là thập kỷ của bất động sản vệ tinh.
Trong đó, Long An hội tụ đủ các yếu tố "cần" và "đủ" giúp TP.HCM phát triển bền vững hơn về kinh tế - xã hội - môi trường như: quỹ đất sạch rộng lớn, mạng lưới giao thông liên kết vùng phát triển đồng bộ, tiềm lực khu công nghiệp sẵn có, chính sách thu hút vốn FDI và môi trường đầu tư thông thoáng, đặc biệt giá đất còn "mềm" và có tính thanh khoản lớn, nắm giữ tiềm năng sinh lời cao. Đặc biệt, Long An hưởng lợi từ đề án quy hoạch khu siêu kinh tế lớn nhất Nam Bộ với hơn 32.000ha trọng tâm tại Cần Giuộc và Cần Đước, cũng đang tạo đà đưa bất động sản nơi đây thành tâm điểm.
Nổi trội hơn là việc triển khai xây dựng và nâng cấp 7 công trình hạ tầng giao thông, gia tăng kết nối giữa TP.HCM và Long An, trong đó có 4 tuyến đường đi qua Cần Giuộc gồm: Quốc lộ 50 đoạn Bình Chánh - Cần Giuộc; đường song hành Quốc lộ 50; đường Lê Văn Lương - ĐT826C; đường Long Hậu - ĐT826E.
Theo đánh giá của giới kinh doanh địa ốc, với lợi thế về sự đột phá trong quy hoạch và phát triển hạ tầng, bất động sản đô thị vệ tinh tại khu Nam Sài Gòn sẽ dẫn dắt thị trường đầu tư trong thời gian tới. Ngay cửa ngõ Nam Sài Gòn, đại đô thị vệ tinh T