Tại hội thảo " Đấu giá Quyền sử dụng đất- Thực tiễn pháp lý và giải pháp" do Báo Pháp luật TP HCM, Viện Kinh tế Xanh và Trường ĐH Kinh tế Luật phối hợp tổ chức sáng 20-4, các chuyên gia cho rằng đấu giá quyền sử dụng đất là chủ trương đúng đắn, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, góp phần ổn định thị trường bất động sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thế nhưng, đấu giá quyền sử dụng đất không chỉ liên quan đến Luật Đấu giá mà còn liên quan hàng loạt luật khác. Hệ thống quy định hướng dẫn dù có chi tiết, cụ thể nhưng vẫn còn bất cập, chồng chéo nên cần hoàn thiện các quy định liên quan.
PGS-TS Đoàn Thị Phương Diệp, Trường Đại học Kinh tế Luật, cho rằng đấu giá quyền sử dụng đất thì được tiến hành với "đất sạch", "bán công khai" và theo đúng quy định Luật Đầu tư. Thế nhưng, hiện nay các văn bản quy phạm pháp luật riêng biệt, kết quả là việc tiếp cận, xem xét ở góc độ tổng thể của các nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn. Điển hình, trong quy định về những nội dung cần thẩm định để chấp thuận chủ trương đầu tư thì hoàn toàn không có nội dung thẩm định là "năng lực tài chính của nhà đầu tư", trong khi đây là bước đánh giá đầu tiên trước khi tiến hành thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất. Quy định về thời gian thanh toán, tỉ lệ đặt cọc, thanh toán cũng khác nhau ở các địa phương trên cả nước.
Đặc biệt, nhiều ý kiến cho rằng trong chuyện đấu giá quyền sử dụng đất, đừng chỉ nghĩ đến giá đấu, phải tối đa hóa nguồn thu mà phải nghĩ đến vấn đề kiến trúc, mỹ quan và các cơ hội thu hút nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam. Riêng khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) còn phải xem xét đến yếu tốt "bất động sản tinh hoa".
Theo bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman