1. Một số kinh nghiệm cần có để chọn được cửa sổ đẹp
Trước đây, cửa sổ chủ yếu chỉ có tác dụng che chắn, thông khí cho ngôi nhà. Tuy nhiên, ngày nay cửa sổ được nhiều gia chủ chú trọng trong thiết kế, trang trí để hoàn thiện vẻ đẹp cho cả không gian.
Vị trí này dần nhận được sự quan tâm của cả chủ nhà cũng như các kiến trúc sư, các nhà thiết kế nội thất. Một khung cửa sổ đẹp hiện nay không chỉ đáp ứng được sự khả dụng, tính thuận tiện cho chủ nhà mà còn là nét duyên, là sự kết nối giữa con người với thiên nhiên. Mặt khác, cửa sổ cũng đáp ứng các yêu cầu về phong thủy, tầm nhìn và là nguồn cung không khí, ánh sáng cho cả ngôi nhà.
Một mẫu thiết kế cửa sổ đẹp và tiện lợi
Với các ý nghĩa quan trọng nêu trên, không khó hiểu vì sao nhiều gia chủ phải dành thời gian cho việc lựa chọn mẫu cửa sổ đẹp, thích hợp cho ngôi nhà của mình. Trước khi giới thiệu các mẫu thiết kế đang hot nhất hiện nay, chúng tôi sẽ gửi đến bạn một số lưu ý quan trọng khi chọn cửa sổ như sau:
Cửa sổ đẹp cần có tỷ lệ hài hòa với ngôi nhà
Trong kiến trúc, tỷ lệ là yếu tố rất quan trọng, nếu có bất cứ chi tiết nào đi lệch khỏi tỷ lệ thiết kế, xây dựng ban đầu thì tổng thể ngôi nhà sẽ trở nên rời rạc, mất thẩm mỹ.
Hiện nay, cửa sổ đang được xem như nét chấm phá, điểm trang trí thích hợp cho các bức tường. Thậm chí còn được coi là yếu tố cải thiện thẩm mỹ nếu các số đo khác liên quan đến căn nhà như sàn, trần, tường bị mất cân đối. Ví dụ một khung cửa sổ đẹp, hẹp và cao sẽ giúp trần nhà có cảm giác cao hơn trong khi khung cửa sổ rộng sẽ cho ta cảm giác nhà thêm phần thông thoáng.
Chiều cao trung bình của các mẫu cửa sổ hiện nay thường là 0.8m. Đây được cho là chiều cao thích hợp để đảm bảo an toàn cho chủ nhà và dễ dàng đón nắng, đón gió. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải tuân theo tỷ lệ chiều cao như trên, chiều cao cửa sổ thi công trên thực tế cần được đo đạc và quyết định sao cho cân đối với các số đo khác trong nhà. Lời khuyên đặt ra là bạn nên trổ cửa sổ cao tối thiểu là 0.45m để không làm tổng thể bị nghịch mắt.
Cần tính toán chiều cao hợp lý khi thiết kế khung cửa sổ
Đặc biệt, với mỗi công năng sử dụng khác nhau thì tỷ lệ liên quan đến cửa sổ cũng khác nhau. Ví dụ như:
- Cửa sổ tại gian bếp cần đặt cao hơn bệ nấu ăn để tránh cảm giác bất tiện khi nấu nướng. Tuy nhiên cửa sổ tại phòng này nên có chiều cao vừa đủ để đảm bảo vẫn tản nhiệt và thông khí tốt, giúp mùi thức ăn không bị ám lại trong nhà.
- Cửa sổ tại gian làm việc nếu kê sát bàn thì nên xây thành cửa sổ cao, giúp thuận tiện cho việc sắp xếp đồ đạc.
- Trong phòng ngủ cửa sổ có thể xây thấp ngang với thành giường và thiết kế bệ cửa rộng thành một băng ghế mới có thể ngồi hóng gió, thư giãn,...
- Cửa sổ tại gian tiếp khách có thể thiết kế rộng, trải dài theo tường nhằm mở rộng không gian, đón ánh sáng tự nhiên.
- Trong một gian phòng tùy theo thiết kế mà bạn có thể linh động xem nên trổ bao nhiêu cửa sổ. Các cửa số có thể thiết kế cao bằng nhau hoặc phá cách, cái cao cái thấp đều được. Nếu cửa sổ được bố trí dày, sát nhau thì nên lưu ý thiết kế sao cho các cánh cửa khi mở ra không bị chồng lên nhau, tạo cảm giác bất tiện.
Cần tính toán để khi mở các cánh không bị vướng vào nhau
Cửa sổ đẹp cần có vật liệu thích hợp
Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn trong vấn đề vật liệu làm cửa sổ. Mỗi loại đều có ưu và khuyết điểm riêng như:
- Cửa sổ gỗ đẹp, bền chắc nhưng khi đóng lại không đón được ánh sáng tự nhiên, giá thành cũng tương đối cao, yêu cầu gia chủ phải biết cách giữ gìn, vệ sinh.
- Các dạng cửa sổ nhôm, cửa kính khung gỗ tuy phổ biến, bắt mắt nhưng sự tiện lợi không cao. Chúng hầu như không có khả năng cách nhiệt, cách âm và nếu sử dụng loại cửa sổ này thì bạn cần lắp thêm rèm cửa mới chắn sáng toàn diện được.
- Cửa kính tận dụng nguồn sáng tối nhưng hấp nhiệt, dễ tạo hiệu ứng nhà kính và đặc biệt khó lau chùi, bảo trì từ bên trong.
...
Nhìn chung, tùy vào ý tưởng thiết kế nội thất trong nhà mà bạn có thể linh động chọn vật liệu làm cửa sổ phù hợp sở thích cá nhân. Tuy nhiên khi chọn nên lưu ý thêm yếu tố khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều tại nước ta. Nếu chọn các loại vật liệu mỏng, nhẹ thì nên có biện pháp gia cố, thiết kế thêm ô văng che mưa, che nắng.
Cửa sổ đẹp cần có sự thống nhất giữa kiểu dáng và chấn song
Cửa sổ chính thức sẽ bao gồm khuôn cửa (kiểu dáng), cánh cửa và cuối cùng là phụ tùng kim loại đi kèm (hay còn gọi là chấn song). Tuy nhiên tác động mạnh nhất để cảm quan của mọi người luôn là kiểu dáng và chấn song của cửa sổ. Kinh nghiệm để có cửa sổ đẹp hiện đại là bạn cần kết hợp thật hài hòa hai yếu tố nói trên.
Kết hợp nhiều yếu tố để có được mẫu cửa sổ vừa đáp ứng đủ công năng, vừa thẩm mỹ
2. Gợi ý các mẫu cửa sổ đẹp, được yêu thích nhất 2022 theo vật liệu
Bạn nên tham khảo một số kiểu dáng cửa sổ đẹp, bắt kịp xu hướng trước, chọn ra mẫu mình ưng ý, rồi có thể kết hợp thêm các ý tưởng riêng của bản thân. Dưới đây TinNhaDatVN.Com sẽ giới thiệu một số mẫu cửa sổ đang được lòng khách hàng nhất hiện nay cho các gia chủ tham khảo:
Mẫu cửa sổ đẹp bằng gỗ
Cửa sổ bằng gỗ thường là sự lựa chọn của các khách hàng yêu thích phong cách cổ điển, tân cổ điển hoặc theo đuổi sự sang trọng, bề thế, chắc chắn. Cửa sổ gỗ có ưu điểm là có tính thẩm mỹ cao, bền chắc, lấy ánh sáng tự nhiên và đón gió trời rất tốt. Dù bạn đứng từ bên ngoài căn nhà hay đứng trong phòng thì cửa sổ gỗ đều đẹp, bắt mắt.
Hiện nay, chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn về kiểu dáng, thiết kế nếu muốn sở hữu cửa sổ đẹp bằng gỗ. Bạn có thể chọn mẫu cửa toàn gỗ hoặc khung gỗ bọc kính đều được. Một số thiết kế cửa gỗ nổi bật trong năm nay có thể kể đến như:
Cửa gỗ 1 cánh
Cửa gỗ 1 cánh hay chúng ta vẫn thường biết đến như dạng cửa nhỏ, hẹp và cao. Loại cửa này đặc biệt thích hợp cho các không gian hẹp hoặc diện tích trổ cửa sổ nhỏ. Cửa 1 cánh hút gió tốt và cũng hỗ trợ cung cấp thêm ánh sáng tự nhiên cho căn phòng. Loại cửa này thường được đặt tại các hành lang hoặc phòng phụ, phòng bếp.
Cửa sổ khung gỗ bọc kính 1 cánh sẽ là sự lựa chọn đầy tinh tế và lạ mắt cho căn phòng của bạn
Cửa gỗ 2 cánh
Có thể nói đây là mẫu cửa sổ phổ biến, thuận tiện hàng đầu hiện nay. Các mẫu cửa sổ gỗ 2 cánh đã xuất hiện từ rất lâu và luôn được lòng các khách hàng của mình. Các ô cửa 2 cánh sẽ giúp không gian của bạn thêm phần cân đối, ô cửa cũng có độ rộng và cao phù hợp để tạo vẻ đẹp cổ điển, sang trọng hoặc mộng mơ cho không gian. Cửa sổ 2 cánh chủ yếu được trổ tại phòng làm việc, phòng ngủ nhỏ,...
Cửa sổ gỗ 2 cánh là mẫu cửa sổ cổ điển nhưng vẫn đầy quyến rũ
Bạn hoàn toàn có thể làm mới dạng cửa sổ gỗ 2 cánh như thế này thay vì mẫu cửa cổ điển
Cửa gỗ 3 cánh
Cửa gỗ 3 cánh được coi là dạng cửa sổ đẹp, tạo cảm giác sang trọng và mở rộng không gian số một hiện nay. Dạng cửa này thường giúp phòng được thông thoáng, luôn ngập tràn ánh sáng tự nhiên và có view hút mắt. Cửa sổ 3 cánh nên được đặt tại các phòng chính như phòng khách, phòng ngủ master. Bạn có thể xem xét thiết kế bệ cửa sổ rộng để làm chỗ ngồi hóng gió nhé!
Một trong những mẫu cửa sổ 3 cánh đang được ưa chuộng nhất hiện nay
Mẫu cửa sổ đẹp bằng sắt
Nếu bạn đang muốn tìm mẫu cửa sổ bền và chắc chắn thì cửa sổ sắt chính là lựa chọn tốt nhất. Sắt là vật liệu dễ thi công và có thể tạo hình đa kiểu dáng tùy theo mong muốn của gia chủ. Nhìn chung, các ưu điểm lớn nhất của loại cửa sổ này chính là tính an toàn, khả năng chống trộm tốt, đẹp, hút mắt.
Tùy theo thiết kế căn nhà cũng như hoa văn đi theo cửa sổ mà nó có thể mang phong cách sang trọng, quyền quý hoặc nghệ thuật, cá tính, phá cách,...
Cửa sổ sắt chính là một điểm nhấn phá cách cho không gian sống
Mẫu cửa sổ đẹp bằng nhôm kính
Chất liệu nhôm kính đang rất được ưa chuộng thời gian gần đây vì giá thành hợp lý, mẫu mã đa dạng và tính khả dụng cao. Cửa sổ nhôm kính đẹp mà cũng tương đối bền, tận dụng tốt ánh sáng và gió trời. Đặc biệt dạng cửa sổ này sẽ cho bạn tầm nhìn rộng, thoáng, hoàn toàn cách ly không gian sống của bạn với tiếng ồn và bụi bẩn.
Thường các mẫu cửa sổ nhôm kính sẽ làm sáng không gian, thể hiện sự hiện đại và năng động cho gia chủ.
Cửa sổ nhôm kính đang rất được ưa chuồng thời gian gần đây
Mẫu cửa sổ đẹp bằng kính
Cửa sổ bằng kính là dạng cửa sổ hoàn toàn không có khung ốp ngoài làm bằng chất liệu khác. Điểm nổi bật nhất của kiểu cửa sổ này chính là cung cấp tầm nhìn, làm thoáng căn phòng và nâng tầm không gian sống. Thường cửa sổ bằng kính sẽ đi kèm theo các rèm cửa để đảm bảo sự riêng tư khi cần thiết. Đây được đánh giá là mẫu cửa sổ đáng giá và hiện đại, tinh tế và bắt mắt hàng đầu hiện nay.
Cửa sổ kính dạng cực lớn, view bao trọn tầm mắt
3. Gợi ý một số mẫu cửa sổ đẹp, được yêu thích nhất năm 2020 theo công năng
Tùy theo công năng mà chúng ta phải có định hướng chọn cửa sổ khác nhau để vừa đẹp lại vừa khả dụng. Bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý mẫu cửa sổ cho các phòng chức năng chính trong không gian sinh hoạt:
Mẫu cửa sổ đẹp cho phòng ngủ
Phòng ngủ vốn là không gian sinh hoạt có tính chất riêng tư cao nên cửa sổ tại không gian này không nên làm quá to. Tốt nhất là khung cửa sổ nên đảm bảo mang lại không khí trong lành, tạo cảm giác thư giãn cho gia chủ. Cửa sổ tại đây có thể ưu tiên cản bớt ánh sáng nhằm đảm bảo giấc ngủ của gia chủ không bị làm phiền.
Cửa sổ phòng ngủ nên có rèm cửa để đảm bảo sự riêng tư
Mẫu cửa sổ đẹp cho phòng khách
Cửa sổ đặt tại không gian tiếp khách cần đảm bảo tiêu chí sang trọng và đẳng cấp, thể hiện được gu thẩm mỹ của gia chủ. Các khung cửa sổ đang được lòng khách hàng nhất hiện nay là dạng cửa sổ lớn, rộng, đón ánh sáng tốt. Tuy nhiên cửa sổ phòng cách nên tiết chế về họa tiết, hoa văn để tạo cảm giác thoải mái cho khách tới thăm nhà.
Một trong những mẫu cửa sổ khá ấn tượng cho phòng khách
Cửa sổ vừa giúp đón ánh sáng tự nhiên, vừa là điểm nhấn tuyệt vời
Bên cạnh các mẫu cửa sổ nhỏ thì xu hướng cửa sổ cực đại dành cho phòng khách đang dần được ưa chuộng
Mẫu cửa sổ đẹp cho phòng bếp
Nếu bạn đang muốn thiết kế cửa sổ tại phòng bếp thì nên đảm bảo khung cửa sổ không hút gió gây ảnh hưởng đến khu vực nấu nướng. Cửa sổ tại phòng bếp cần có khả năng thông hơi thoáng khí tốt để át mùi trong quá trình nấu nướng. Các mẫu cửa sổ phòng bếp hiện nay đang được ưa chuộng chủ yếu là loại cửa sổ đơn giản, tinh tế.
Cửa sổ bếp nên được tiết chế trong thiết kế, chủ yếu để đón sáng, thông hơi
Mẫu cửa sổ đẹp cho cầu thang, hành lang
Đây là các vị trí mà bạn có thể thỏa sức sáng tạo cho ô cửa sổ mơ ước của mình. Cửa sổ cầu thang hoặc hành lang thường không có chức năng đón gió nhiều mà chủ yếu để lấy sáng, mở rộng không gian hoặc tạo điểm nhấn cho bức tường.
Một trong những dạng cửa sổ phá cách cho cầu thang
Trên đây là các gợi ý về kiểu dáng, chất liệu, mẫu thiết kế cửa sổ đẹp đang được yêu thích nhất hiện nay. Hi vọng qua cẩm nang tư vấn này các bạn có thể dễ dàng định hình và lựa chọn được mẫu cửa sổ hoàn thiện cho ngôi nhà của mình. Chúc bạn sớm có không gian sống ưng ý với những khung cửa sổ vừa thẩm mỹ vừa tiện lợi!
Hà Linh