Mới đây, Doãn Tiến Kiên (sinh năm 1992, ở Chương Mỹ, Hà Nội) đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP. Hà Nội khởi tố về tội danh “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Cụ thể, làm môi giới nhà đất, Kiên đã giả danh nhân viên ngân hàng để lừa bán một căn hộ chung cư, chiếm đoạt số tiền 2 tỷ đồng của người mua.
Đầu năm 2018, Kiên được chị T. nhờ bán một căn hộ chung cư tại khu đô thị Mỹ Đình II, quận Nam Từ Liêm. Chị T. gửi chìa khóa nhà cho bảo vệ của tòa nhà để Kiên dẫn khách đến sẽ chủ động mở cửa cho khách xem nhà.
Đến tháng 10, gặp bà Đ. (quận Cầu Giấy) đang muốn mua nhà, Kiên giới thiệu mình là nhân viên ngân hàng và ngân hàng đang phát mại căn hộ với giá 2 tỷ đồng do chủ nợ bị nợ xấu. Thấy mức giá rẻ hơn nhiều so với giá thị trường nên bà Đ. quyết định mua ngay. Theo hướng dẫn của Kiên, bà Đ. đến ngân hàng nộp tiền làm thủ tục mua bán. Kiên nhờ cán bộ ngân hàng mở sổ tiết kiệm cho bà Đ. sau đó rút tiền ngay để chứng minh tài chính. Ngân hàng cấp cho bà Đ một bản sao kê sổ tiết kiệm. Còn số tiền 2 tỷ đồng, Kiên lấy và chuyển vào tài khoản riêng của mình. Kiên còn hứa với bà Đ sẽ chuyển cho bà 130 triệu tiền hỗ trợ sửa nhà và sẽ tìm giúp người thuê căn hộ đó.
Rất nhiều người đã bị sập bẫy khi mua nhà đất do ngân hàng thanh lý. Ảnh minh họa
Vì không nắm rõ quy trình thủ tục mua bán ra sao nên khi nhận bản sao kê sổ tiết kiệm, bà Đ. nghĩ việc mua bán đã xong xuôi và hợp lệ, chỉ cần đợi đến ngày nhận “sổ đỏ”. Khi bà Đ. yêu cầu làm thủ tục chuyển nhượng và sang tên căn hộ, Kiên đã làm giả “sổ đỏ” để qua mắt bà Đ. Chỉ đến cuối năm 2019, bà Đ. mới phát hiện mình bị lừa khi mang “sổ đỏ” đến Phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội để tra cứu.
Không riêng bà Đ. mà rất nhiều người mua nhà đất đã bị sập bẫy sổ đỏ giả và chiêu bán nhà đất giá rẻ do ngân hàng thanh lý. Các cơ quan chức năng cũng đã báo động vấn nạn này từ lâu để cảnh báo người dân. Các chuyên gia cho rằng, hình thức rao bán nhà đất do ngân hàng thanh lý chỉ là một chiêu quảng cáo để thu hút khách hàng. Môi giới đã đánh vào tâm lý chuộng đồ thanh lý giá rẻ và càng an tâm hơn khi có ngân hàng đứng đằng sau.
- Làm thế nào để tránh sập bẫy đánh tráo sổ đỏ?
- Lật tẩy những “chiêu” bán đất nền do ngân hàng thanh lý với giá siêu rẻ
Luật sư Trần Minh Cường, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, theo quy định, các ngân hàng khi thanh lý tài sản phải đăng thông tin lên website và các phương tiện truyền thông chứ không thông qua cò đất hay phát tờ rơi… Vì vậy những tin nhắn rao bán hoặc thông tin trên tờ rơi về tài sản thanh lý của ngân hàng là mạo danh. Cũng theo luật sư Cường, thị trường bất động sản khó khăn thì các môi giới sẽ càng có nhiều chiêu để dụ khách hàng nên người mua và nhà đầu tư cần hết sức cẩn trọng.
Trước đó, chuyên gia tài chính, TS Đinh Thế Hiển cũng cho rằng, việc bán đấu giá các tài sản bảo đảm tại các ngân hàng thương mại diễn ra khá phổ biến. Trước đây, việc xử lý tài sản thế chấp là bất động sản thông qua nhiều cách khác nhau, chứ không công khai như hiện nay. Hơn nữa, thanh khoản trong giai đoạn trước khá tốt, nhu cầu giải chấp cao nên các ngân hàng không phải lo đi phát mãi. Ông Hiển nói, tài sản phát mãi từ ngân hàng không phải là dễ "ăn". Những tài sản này thường có giá mềm hơn nhưng thủ tục phức tạp, có thể khiến người mua gặp rủi ro. Do đó, người mua cần đặc biệt chú ý đến tính pháp lý, sự đồng thuận của chủ tài sản, quyền mua, quyền bán của ngân hàng.
Về hành vi làm giả sổ đỏ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, cuối năm 2019, một đối tượng tại TP. Đà Nẵng cũng đã bị bắt tạm giam. Cho biết sổ đỏ giả được làm rất tinh vi, nếu không có nghiệp vụ sẽ rất khó để phát hiện, cơ quan chức năng đã cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác để tránh bị sập bẫy lừa.
Để giảm thiểu rủi ro, GS Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ TN