BĐS công nghiệp Phú Thọ hút sóng đầu tư
Cách Hà Nội khoảng 90km, dễ dàng kết nối với thủ đô bằng tuyến đường cao tốc, Phú Thọ được đầu tư đồng bộ, hạ tầng hoàn thiện và trở thành một trong những địa phương thu hút nhiều dòng vốn FDI. Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh đã thu hút được 12 dự án FDI đăng ký mới với vốn đăng ký 800 triệu USD; 16 dự án FDI đăng ký tăng vốn và 6 lượt dự án được nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký đạt gần 500 triệu USD. Theo xếp hạng của Cục Đầu tư ngoài nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2021, Phú Thọ xếp thứ 14/63 tỉnh, thành cả nước về thu hút FDI.
Phú Thọ được đầu tư đồng bộ về hạ tầng giao thông.
Lý giải về sự dịch chuyển làn sóng đầu tư từ Bắc Giang, Thái Nguyên về Phú Thọ, theo một chuyên gia chia sẻ: Nhà đầu tư chọn Phú Thọ bởi quỹ đất sạch phát triển công nghiệp luôn sẵn sàng, giá thuê đất hợp lý với 7 khu công nghiệp, 26 cụm công nghiệp. Nguồn nhân lực dồi dào, ngày càng được nâng cao trình độ. Hệ thống hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất. Tỉnh cũng đang đẩy mạnh triển khai các dự án giao thông trọng điểm. Hơn hết, Phú Thọ có môi trường chính trị và xã hội ổn định, an ninh, trật tự xã hội được đảm bảo; chính quyền và Nhân dân thân thiện, sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư.
BĐS công nghiệp phát triển – lực hút thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển
Với tiềm năng phát triển lớn, năm 2022, Phú Thọ hướng tới mục tiêu sẽ thu hút từ 30 - 40 nghìn tỷ đồng, trong đó, đầu tư FDI chiếm từ 500 triệu USD trở lên. Đến năm 2025, dự kiến có khoảng 220 doanh nghiệp FDI hoạt động; tạo việc làm mới cho từ 40.000 - 50.000 lao động.
Khi công nghiệp được chú trọng sẽ thu hút được lượng lớn các chuyên gia, người lao động làm việc và sinh sống, góp phần thúc đẩy thị trường nhà ở phát triển. Đón sóng quy luật tất yếu này, nhiều "ông lớn" BĐS đã thay đổi tầm ngắm, hướng mục tiêu từ các địa phương khác sang Phú Thọ như: Sông Hồng Thủ Đô; Tập đoàn T