Đòn bẫy từ du lịch
Sau khoảng thời gian dài đóng băng do dịch Covid-19, các hoạt động du lịch tại nhiều nước trên thế giới bắt đầu có chuyển biến khi nhiều chính sách phục hồi và phát triển được đưa ra để thích nghi với trạng thái bình thường mới.
Công ty du lịch lữ hành TUI Group của Đức cho biết, hoạt động kinh doanh đang phục hồi nhờ nhu cầu đặt phòng tăng cao từ Đức và châu Âu, cùng với việc nới lỏng các hạn chế đi lại gần đây tại Anh.
Tương tự, ngành du lịch tại các quốc gia Đông Nam Á cũng nhận được tín hiệu khả quan. Điển hình như Thái Lan thông qua chương trình "Phuket Sandbox" thành công đón hơn 25.800 khách quốc tế, doanh thu ghi nhận 1.900 triệu Baht. Hay Bali (Indonesia) sau chính sách nới lỏng hạn chế, lượng khách du lịch tăng hơn 10 lần so với thời điểm dịch Covid-19 bùng phát.
Ngoài ra, giới chuyên gia cho rằng, sau thời gian dài nén lại, nhu cầu du lịch của khách nội địa sẽ tăng mạnh. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, khi chính sách "hộ chiếu" vắc xin được triển khai rộng rãi. Nhận định thực tế này tất yếu cũng là xu hướng chung trên toàn cầu.
Tại Việt Nam, hoạt động du lịch cũng bắt đầu có dấu hiệu tích cực từ đầu tháng 9/2021 khi nhiều tỉnh, thành phố đã kiểm soát tốt dịch. Một loạt tỉnh, thành như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Hà Giang, Đà Nẵng, Quảng Nam,… xây dựng chiến lược phát triển du lịch nội tỉnh, xây dựng kế hoạch mở rộng đón khách địa phương theo chiến dịch "du lịch xanh" cũng như sẵn sàng chuẩn bị đón khách quốc tế.
Đáng chú ý, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam đã lên kế hoạch đón khách quốc tế ở các thị trường tiềm năng và an toàn như Đông Bắc Á, Châu Âu, Mỹ, Trung Đông và Châu Úc. Quảng Nam ưu tiên các loại hình như golf, casino, nghỉ dưỡng và dịch vụ biển.
Biển An Bàng - Quảng Nam ghi danh top 25 bãi biển đẹp nhất châu Á (theo TripAdvisor)
Những thông tin tích cực trên đây là cơ sở để chúng ta lạc quan về sự phát triển của ngành du lịch cùng triển vọng của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ven biển trong thời gian tới. Theo đó, những địa phương sở hữu bãi biển đẹp, phong cảnh hữu tình như Phú Quốc, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An... hứa hẹn sẽ tiếp tục là các điểm đến tiềm năng.
Đảm bảo suất đầu tư khôn ngoan
Vị trí luôn là yếu tố hàng đầu góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho một sản phẩm bất động sản, bởi những giá trị hiện tại và tiềm năng gia tăng lợi luận trong tương lai. "Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ" – Thực tế đã chứng minh những bất động sản kề sông cận biển thường có giá trị tăng thêm từ 15 – 30% sau khi đi vào vận hành.
Điển hình tại Đà Nẵng, giá đất tại trục đường biển Võ Nguyên Giáp và các khu nghỉ dưỡng lớn tăng gấp 10 lần giai đoạn 2011 – 2021, và dự báo sẽ tiếp đà tăng ổn định trong thời gian tới do quỹ đất ngày càng khan hiếm.
Hay như tại Hội An, sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu lưu trú và dịch vụ du lịch đã thúc đẩy giá bất động sản một số khu vực mặt tiền biển An Bàng tăng từ 70 triệu/m2 năm 2016 lên gần 200 triệu/m2 hiện tại. Đi sâu hơn vào tuyến đường Lạc Long Quân cũng ghi nhận mức độ tăng giá khá cao những năm qua, trung bình từ 50 triệu/m2 năm 2018 thì đến nay đạt 100 – 150 triệu/m2.
Với tiềm năng gia tăng giá trị to lớn, bất động sản ven biển là kênh đầu tư được nhiều khách hàng lựa chọn. Đặc biệt là các sản phẩm được đầu tư bài bản, đẳng cấp, hướng đến phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng.
Các khu nghỉ dưỡng ven biển sẽ hút du khách hậu Covid-19 nhờ không khí trong lành, biệt lập và an toàn (Ảnh: Shantira Beach Resort