Mới đây, Sở Giao thông vận tải vừa có báo cáo kiến nghị UBND thành phố đầu tư 20 dự án giao thông trọng điểm, liên vùng mang tính cấp bách với tổng kế hoạch vốn 80.000 tỉ đồng. Các dự án này có vai trò giải quyết vấn đề tắc nghẽn hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng hiệu quả, nên trước mắt rất cần ưu tiên bố trí vốn trong năm 2021 để đẩy nhanh công tác chuẩn bị.
Trong đó, Sở Giao thông vận tải TPHCM đề xuất ưu tiên đối với nhóm công trình khu vực cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất, gồm 3 dự án xây đường D7 từ đoạn giao tuyến Nguyễn Thị Tư đến Võ Chí Công (quận 9) tổng vốn hơn 594 tỉ đồng, đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu (quận 2, 9) tổng vốn 578 tỉ đồng, mở rộng đường Trường Chinh từ đoạn giao Cộng Hòa đến Phạm Văn Bạch (quận Tân Bình) vốn 30 tỉ đồng.
Cùng với tuyến Vành đai 2, Sở Giao thông vận tải thành phố cũng đề xuất lập kế hoạch đầu tư 3 dự án với tổng vốn đầu tư dự kiến gần 12.000 tỉ đồng. Ngoài ra, một số dự án kết nối liên vùng cũng cần được ưu tiên làm sớm, gồm 5 công trình nâng cấp, mở rộng và xây mới các tuyến đường.
Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, thành phố đang ưu tiên nguồn lực tài chính lớn để đầu tư mới nhiều dự án giao thông tại Khu Đông và Khu Nam để đẩy nhanh quá trình triển khai quy hoạch vùng đô thị mở rộng TPHCM đến năm 2025. Đặc biệt, trong thời gian tới TPHCM sẽ tập trung vào hoàn thiện mạng lưới giao thông của khu Nam Sài Gòn để kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của nhiều khu đô thị vệ tinh đang dần hình thành.
Tại khu vực phía Nam, Sở Giao thông Vận tải TPHCM đang phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh Long An tiến hành rà soát, lập thủ tục đầu tư, mở rộng 7 dự án giao thông kết nối giữa hai khu vực có tổng vốn đầu tư 24.400 tỉ đồng.
Cụ thể, các dự án mở rộng gồm: đường Nguyễn Văn Bứa (Hóc Môn) - ĐT824 (Đức Hòa), tổng vốn 2.800 tỷ đồng. Quốc lộ 50 qua Bình Chánh - Cần Giuộc, tổng vốn gần 1.500 tỉ đồng. Đường Lê Văn Lương (Nhà Bè) - ĐT826C (Cần Giuộc), vốn đầu tư 1.000 tỉ đồng. Đường Long Hậu (Nhà Bè) - ĐT826E (Cần Giuộc) 5.100 tỉ đồng. Dự án xây dựng tuyến đường song song quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh) - đường trục động lực (Cần Giuộc), tổng chiều dài hơn 8,6 km, kinh phí 4.300 tỉ đồng.
UBND thành phố cũng giao ban quản lý khu Nam, UBND huyện Nhà Bè khẩn trương xây dựng kế hoạch mở rộng tuyến đường Nguyễn Văn Tạo lên 60m với quy mô 6 - 8 làn xe. Với việc mở rộng con đường này, có thể xem như kết nối thông suốt từ trung tâm thành phố đến khu đô thị cảng Hiệp Phước và khu vực đô thị vệ tinh Cần Giuộc (Long An).
Hay các con đường kết nối khu Nam cũng đang được triển khai như dự án mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ, vì quy hoạch trước đây chừa khoảng đất trống ở giữa con đường nên nay mở rộng dễ dàng, không ảnh hưởng đến việc giải tỏa. Tiếp theo, tuyến đường Lê Văn Lương cũng được đầu tư mở rộng, xây mới thay thế 3 cây cầu sắt cũ bắc qua sông rạch, sẽ tạo thêm sức bật mới cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra, các công trình phục vụ tuyến metro số 4, đường 15B, dự án xây dựng điểm đầu mối trung chuyển hành khách xe buýt tại xã Phú Xuân, khởi công xây dựng đường Nguyễn Bình nối dài.
Nhiều chuyên gia đánh giá, các cú hích hạ tầng giao thông mạnh mẽ là yếu tố quan trọng giúp cho thị trường bất động sản khu Nam và các đô thị vệ tinh được hưởng lợi và liên tục phát triển mạnh mẽ. Nếu lấy khu đô thị Phú Mỹ Hưng là trung tâm, sự bật dậy tiếp theo của Nhà Bè sẽ đưa khu Nam thành đô thị "xôm tụ". Đây cũng là nguyên nhân nhiều dự án BĐS khu vực vệ tinh phía Nam đang được các nhà đầu tư quan tâm.
Có thể kể đến như các sản phẩm đất nền ven sông Hiep Phuoc Harbour View nằm trên đường Nguyễn Văn Tạo nối dài đang là tâm điểm tại khu vực phía Nam Sài Gòn. Được biết, DKRA Vietnam - Tổng đại lý Tiếp thị