Theo ông Khương, dưới tác động của dịch cúm, những nhà đầu tư có tiềm lực tài chính, câu chuyện vượt khó 1-2 năm là bình thường, còn doanh nghiệp nào sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn sẽ gặp khó khăn, buộc phải tìm kiếm nhà đầu tư để chuyển nhượng, hoặc bán bớt tài sản trong dự án. Hiện các dự án nhà ở có pháp lý rõ ràng, sẵn sàng đầu tư xây dựng, việc kêu gọi nhà đầu tư rất dễ và ngược lại. Vì vậy, thủ tục pháp lý dự án cần phải được hoàn tất, khi thị trường hồi phục, chủ đầu tư mới có thể phát triển dự án hoặc kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.
Cụ thể, khi phát triển các dự án BĐS nghỉ dưỡng, khách sạn, văn phòng cho thuê, TTTM..., nguồn vốn đầu tư chủ yếu lấy từ ngân hàng. Và nay dưới tác động của đại dịch phải đóng cửa, mặt bằng bị trả hoặc không thuê mới, nhiều chủ đầu tư gần như kiệt quệ tài chính, mất khả năng chi trả nợ gốc, lãi vay.
Đối với các dự án nhà ở cũng vậy, thông thường vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 10-20%, còn lại vay ngân hàng và thu trước từ người mua. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng hiện nay ở các dự án là cực kỳ khó, trong khi đó việc huy động vốn từ khách hàng giữa bối cảnh thất nghiệp gia tăng, tiền lương và thu nhập giảm cũng là bài toán khó.
Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, cơ hội đang nghiêng về nhóm các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính một cách chừng mực, có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm phát triển BĐS.
“Nhìn tổng thể, dịch cúm Covid 19 tác động tiêu cực đến thị trường BĐS mà còn tác động dây chuyền đến hơn 50 ngành nghề liên quan đến BĐS như xây dựng, vật liệu, thị trường lao động, thị trường tài chính...Có thể nói, đây là thời điểm khó khăn với nhiều nhà đầu tư, vì triển khai các dự án cần đến nguồn vốn cực lớn.
Nhưng đối với một bộ phận nhóm các cá nhân và doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt, có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS không chỉ trong và ngoài nước, là cơ hội rất lớn đối với họ. Những DN này sử dụng đòn bẩy tài chính một cách chừng mực, họ có thể vượt qua khó khăn và nắm bắt cơ hội trong khó khăn”, ông Khương khẳng định.
Trả lời trên báo chí trước đó, bà Nguyễn Như Ý, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Ana Homes cho rằng, trong nguy bao giờ cũng có cơ. Qua biến cố lần này, chúng ta sẽ nhìn nhận được giá trị của từng doanh nghiệp, dù phải chịu những tác động hết sức nặng nề. Những doanh nghiệp trước đây chủ yếu hoạt động dựa trên đòn bẩy tài chính hay có những hướng đi chưa vững chắc thì đây là cơ hội để thanh lọc lại thị trường, giữ lại những doanh nghiệp thực sự có tiềm lực, có tầm nhìn dài hạn và chiến lược phát triển bền vững để mang lại giá trị thiết thực cho thị trường.
Có thể nói, dịch bệnh Covid-19 chính là cơ hội để thị trường sàng lọc và rèn luyện. Đây cũng là cơ hội để những nhân tố mới, những người đã có sự chuẩn bị và nghiên cứu về mặt thị trường mà chưa có cơ hội phát triển, gia nhập cuộc chơi, là dịp bổ sung thêm nguồn lực mới triển vọng cho thị trường
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng văn phòng đại diện Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho hay, dịch Covid-19 đã tạo ra những thách thức rất to lớn đối với ngành BĐS, làm sụt giảm nghiêm trọng doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Qua giai đoạn đại dịch này, thị trường BĐS sẽ có sự sàng lọc mạnh mẽ: Các doanh nghiệp nhỏ không đủ tầm, hoặc chụp giật, lừa đảo, sẽ rời bỏ cuộc chơi.
Lúc đó thị trường sẽ dành cho những doanh nghiệp có thương hiệu, có tiềm lực mạnh, có chiến lược dài hạn sẽ phát triển tốt và bền vững. Đây là quãng thời gian để bình tâm, suy nghĩ, lên kế hoạch và đặt mục tiêu cụ thể. Trong giai đoạn mọi thứ đang gặp khó khăn như lúc này thì doanh nghiệp nào có kế hoạch trước, có sự chuẩn bị kỹ càng tất cả các yếu tố cần thiết để chạy trước sẽ vượt dịch thành công.
Ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc R