Thanh khoản tích cực
Báo cáo của JLL cho thấy trong quý II, nguồn cung căn hộ tại Hà Nội được hấp thụ tốt. Cả thị trường có khoảng 4.400 căn hộ được mở bán, tăng 113% cùng kỳ năm trước. Trong đó, 61% nguồn cung mới thuộc phân khúc trung cấp, gắn liền với những dự án nổi bật như Vinhomes Smart City- The Metroline (700 căn), Imperia Smart City- The Mirae Park (820 căn). Ngoài ra, nhiều tín hiệu tích cực ở thị trường này khi nhiều dự án đã được tiến hành các hoạt động tiền mở bán như Heritage Westlake (193 căn) và Hoàng Thành Pearl (334 căn).
Thị trường Hà Nội.
Cùng với sự tăng trưởng của nguồn cung, báo cáo ghi nhận tỷ lệ hấp thụ đạt 86%. Trong đó, các dự án nằm trong các khu đô thị tiếp tục cho thấy tỷ lệ hấp thụ cao và chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số bán hàng theo quý. Xét theo phân khúc, căn hộ trung cấp tiếp tục dẫn đầu thị trường với mức hấp thụ đạt khoảng 90% tổng nguồn cung. Cụ thể hơn, căn hộ với giá bán khoảng 1.600 - 2.300 USD/m2 (38 - 55 triệu đồng/m2) với thiết kế nhà sở hữu tầm nhìn thoáng đãng hướng về phía không gian xanh là loại hình được người mua ưa chuộng nhất.
Còn tại TP HCM, JLL ghi nhận nhu cầu mua căn hộ ở thực được đẩy mạnh. Một số dự án nổi bật dẫn dắt thị trường bao gồm PiCity Highpark với 974 căn và phân khu Diamond Century của Celadon City với 746 căn. Ngoài ra, thị trường TP Thủ Đức cũng chứng kiến hàng loạt dự án quy mô lớn đã tiến hành tiền mở bán trong quý như Lumiere Boulevard (2.517 căn), The Beverly Solari - Vinhomes Grand Park (3.000 căn).
Thị trường TP HCM. |
JLL nhấn mạnh mức độ hấp thụ căn hộ cao được đóng góp từ quận 12 và Bình Chánh với thị phần lần lượt chiếm 24% và 21%. Trước động thái kiểm soát tín dụng cho vay bất động sản hạn chế hành vi đầu cơ, nhu cầu mua hiện nay ưu tiên những sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thực, có thanh khoản tốt và nhu cầu cho thuê cao.
Giá bán tiếp tục tăng
Tại TP HCM, mặt bằng giá tại thị trường sơ cấp tăng 23,5% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 3.173 USD/m2 (76 triệu đồng/m2). Giá sơ cấp trung bình tăng mạnh chủ yếu do sự thay đổi trong giỏ hàng sơ cấp, được chiếm lĩnh bởi các dự án mới có giá bán cao trong khi các dự án có giá bán thấp đã được bán hết. Ngoài ra, việc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng và sự khan hiếm dự án phân khúc bình dân cũng góp phần vào xu hướng tăng giá.
Báo cáo nhận định nguồn cung mới của thị trường trong nửa cuối năm kỳ vọng được điều chỉnh giảm so với số dự báo đầu năm trong bối cảnh nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép xây dựng các dự án mới. Thị trường tăng trưởng ổn định hơn với dự kiến tổng nguồn cung mới trong cả năm nay đạt khoảng 25.000 căn với hơn 55% lượng mở bán mới, chủ yếu tập trung tại TP Thủ Đức.
Giá bán kỳ vọng sẽ tăng nhưng với tốc độ tăng trưởng chậm hơn do động thái kiểm soát chặt rủi ro tín dụng vào một số dự án có tiềm ẩn rủi ro và số lượng nguồn cung mới cải thiện hơn so với 2 năm đại dịch vừa rồi.
Tương tự như TP HCM, thị trường căn hộ Hà Nội đang tiếp tục bước vào chu kỳ tăng giá và hình thành mặt bằng giá mới do chênh lệch cung - cầu đẩy giá căn hộ lên cao. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng leo thang và thiếu hụt nguồn cung của phân khúc bình dân khiến giá bán sơ cấp trung bình trên toàn thị trường tăng 17,3% theo năm, đạt mức 1.830 USD/m2 (44 triệu đồng/m2) trong quý này. Trung cấp vẫn là phân khúc chứng kiến nhiều dự án tăng giá nhất, dao động trong khoảng 10 - 15% theo quý trên từng dự án.
Trong bối cảnh Nhà nước tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép xây dựng các dự án mới và nhiều chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc huy động vốn, nguồn cung mới trong nửa cuối năm tại Hà Nội được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng nhưng chủ yếu đến từ những giai đoạn tiếp theo của một vài khu đô thị quy mô lớn.
Bên cạnh đó, việc thiếu hụt nguồn cung mới cho phân khúc bình dân, và sự gia nhập thị trường của nhiều dự án phân khúc sang trọng và siêu sang như Heritage Westlake (Tây Hồ), T