Cơ hội cho các dự án sắp bàn giao
Theo nhận định của các đơn vị nghiên cứu, dịch Covid-19 gây tổn thất lớn cho thị trường bất động sản – vốn đang chững lại trong thời gian qua vì các vướng mắc pháp lý. Các hệ lụy dễ thấy như: nguồn cung sụt giảm, giao dịch hạn chế, tỷ lệ hấp thụ thấp kỷ lục trong vòng 4 năm qua… Trong báo cáo quý I/2020, Hội môi giới bất động sản Việt Nam phải dùng tới từ "vô cùng trầm lắng" để miêu tả về thị trường.
Tuy nhiên, bối cảnh thị trường không hẳn toàn màu xám. Jones Lang LaSalle trong báo cáo quý I/2020 đã chỉ ra rằng nguyên nhân thực sự của việc suy giảm nguồn cung và giao dịch là do các chủ đầu tư trì hoãn "ra hàng" và người mua chưa kí hợp đồng dù cho đã đặt cọc hoặc đặt hàng. Điều này đồng nghĩa các hoạt động trên thị trường căn hộ vẫn giữ được nhiệt, bất chấp dịch bệnh hoành hành.
Khách hàng và giới đầu tư bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến những dự án sắp bàn giao
Một báo cáo khác của SSI (Đánh giá tác động của dịch virus Corona tới các nhóm ngành) cũng chỉ ra rằng bất động sản nhà ở hiện vẫn đang thuộc phân khúc "trung lập", tức không chịu nhiều tác động.
"Nhu cầu đối với bất động sản thương mại không bị ảnh hưởng bởi virus Corona vì hoạt động mua nhà chung cư dựa trên nhu cầu và kế hoạch để sinh sống trong dài hạn, không liên quan đến sự kiện như bệnh dịch", báo cáo viết.
Một bằng chứng thuyết phục cho các nhận định nói trên là giá nhà. Ghi nhận cho thấy giá nhà đã không hề giảm trong bối cảnh xã hội không mấy khả quan. Hội môi giới bất động sản Việt Nam cũng thừa nhận "chưa có bất cứ doanh nghiệp nào công bố chính sách giảm giá sản phẩm".
Theo Savills, giá sơ cấp quý I/2020 ổn định theo quý và tăng 10% theo năm. Tính trong vòng 5 năm qua, giá sơ cấp đã tăng đều đặn 5% mỗi năm, trong đó phân khúc căn hộ hạng A (cao cấp) tăng trưởng cao nhất, ở mức 10%.
Những cơ sở chắc chắn nói trên đã làm cho triển vọng thị trường nhà ở quý II/2020 trở nên lạc quan hơn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã khống chế được dịch bệnh và bắt đầu dỡ lệnh giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc.
Đây có thể xem là một tin tốt lành cho các nhà phát triển bất động sản. Bởi sau dịch, người tiêu dùng có tâm lý chi tiêu mạnh hơn, như một cách bù đắp cho những tháng ngày bị kiềm tỏa.
Tuy nhiên, cơ hội không chia đều cho tất cả. Thế mạnh sẽ thuộc về những dự án sắp bàn giao, bởi trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm mà nhu cầu không đổi (thậm chí gia tăng), những dự án sắp bàn giao sẽ giành được sự chú ý và được khách hàng ưu tiên hơn.
Điểm sáng bất động sản Mỹ Đình
Có một thực tế là Covid-19 khiến người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến phân khúc căn hộ cao cấp. Nguyên nhân là việc thực hiện giãn cách xã hội khiến người dân không thể ra đường, đồng nghĩa hạn chế việc đi mua sắm, khám chữa bệnh, chơi thể thao, tập thể dục… Những dự án cao cấp lại là nơi có đầy đủ các tiện ích nói trên và vì thế giúp cư dân có thể sống thoải mái với lệnh "ở nhà".
Như vậy, có thể nói dịch bệnh - một cách ngẫu nhiên - đã khiến cho nhu cầu về căn hộ cao cấp tăng lên, đặc biệt là với các dự án cao cấp tích hợp toàn bộ tiện ích trong cùng một tòa nhà.
Trên thị trường Hà Nội hiện nay, The Zei nổi lên một dự án như vậy. Chủ đầu tư HDMon Holdings đã táo bạo xây dựng dự án trở thành một "thành phố thẳng đứng", nơi tích hợp đầy đủ hệ thống tiện ích đẳng cấp để kiến tạo một cuộc sống tiện nghi và phong cách.
Tại The Zei, mọi nhu cầu vui sống, làm việc, mua sắm và giải trí của cư dân sẽ được đáp ứng với 4 tầng trung tâm thương mại, gồm: rạp chiếu phim, bể bơi bốn mùa, không gian co-working space sáng tạo, vườn Zen trên tầng thượng, khu vui chơi trẻ em, fitness center