Thị trường BĐS Tp.HCM trong 3 quý đầu năm tiếp tục ghi nhận tình hình chung ảm đạm. Mặc dù mức độ ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lần 2 lên Tp.HCM không nặng nề nhưng thị trường BĐS vẫn bị tác động, sức mua giảm sút do tâm lý thận trọng và lo ngại về giá cũng như khả năng thanh khoản của dự án.
Nhìn chung thị trường Tp.HCM có vẫn có dự án mở bán mới nhưng so về chỉ số, thị trường vẫn đang trong tình trạng giảm mạnh từ 50%- 70% so với cùng kỳ theo năm. Cụ thể, thị trường căn hộ mở bán mới 7.500 căn trong quý 3/2020, tăng 252% so theo quý nhưng giảm -50% theo năm. Thị trường đất nền cũng gặp nhiều khó khăn do nguồn cung hạn chế khiến nguồn sơ cấp giảm -65% theo quý và -58% theo năm xuống còn 470 nền. Lượng bán trong quý 3 ghi nhận chỉ có 170 nền, đây được xem là mức thấp nhất kể từ năm 2016, giảm -70% theo quý và -64% theo năm. (*)
Điều đó cho thấy, trong bối cảnh hiện tại thị trường BĐS Tp.HCM nhất là phân khúc đất nền không thực sự tiềm năng cho các NĐT kể cả lướt sóng hay dài hạn. Bên cạnh đó, giá BĐS trung tâm vẫn tăng bất chấp bối cảnh kinh tế, nhưng hiệu suất sinh lời của kênh đầu tư cho thuê lại đang giảm mạnh do ảnh hưởng dịch, áp lực lãi suất ngân hàng đã khiến cho các NĐT cá nhân với tiềm lực tài chính hạn hẹp lại càng thêm thận trọng và có xu hướng nghe ngóng chờ đợi thị trường nhu cầu người mua để bán cắt lỗ hoặc chuyển hướng đầu tư.
Theo đó, ở thời điểm này các NĐT nên dịch chuyển về các thị trường mới có tiềm năng phát triển lớn như Cần Thơ, Đồng Nai, Bình Dương …Những "thị trường mới" này sở hữu nhiều yếu tố thúc đẩy phát triển thị trường BĐS như kinh tế xã hội phát triển ổn định thu hút lao động cao, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư tạo liên kết vùng và nội vùng, mật độ dân số tăng do đô thị hoá nhanh và tiếp nhận nguồn di cư lớn nhập cư. Đó là những lợi thế vượt trội tạo đà cho thị trường BĐS phát triển vì nguồn cung còn khan hiếm trong khi cầu lớn và tiềm năng tăng giá cao trong tương lai.
BĐS Cần Thơ đang là "vùng đất vàng" thu hút các nhà đầu tư
Hiện nay, Cần Thơ đang thu hút sự chú ý của các NĐT nhờ hội tủ đầy đủ những lợi thế đẩy thị trường sôi động, tiềm năng sinh lời cao mà yếu tố rủi ro thấp. Nằm ở vùng kinh tế trọng điểm Tây Nam Bộ, Cần Thơ luôn giữ vị thế dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế, với chỉ số GRDP tăng bình quân 7.53%. GRDP bình quân đầu người đạt 97,2 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo ở mức thấp nhất vùng ĐBSCL. Trong các quy hoạch phát triển thành phố từ nay đến 2030, Cần Thơ được đầu tư hàng loạt các dự án cơ sở hạ tầng nội vùng và liên vùng như cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ trục chính nối Tp. HCM - Cần Thơ; hay tuyến cao tốc Cần Thơ – Bạc Liêu – Cà Mau đã được phê duyệt triển khai trong giai đoạn 2021-2025. Các dự án cảng hàng không và cảng biển quốc tế đã và đang hoạt động góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng.
Hình ảnh thực tế đô thị Stella Mega City tại quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ
Với đà tăng trưởng kinh tế hiện nay, Cần Thơ đang tạo được nền tảng phát triển nhanh và bền vững, trở thành đô thị có sức hút lớn lao động, sinh viên học tập và dân nhập cư sinh sống. Nếu chỉ tính di cư ngoại tỉnh năm 2019, tỷ suất nhập cư của Cần Thơ là 44,9%. Trong số 69.500 sinh viên hiện đang theo học tại các trường Đại Học, Cao Đẳng và dạy nghề thì 74% là sinh viên ngoại tỉnh. Thống kê cũng cho thấy, Cần Thơ có mật độ dân số cao gấp 3 lần so với mật độ dân số toàn quốc và gấp 2 lần ĐBSCL. Kéo theo nhu cầu nhà ở tại Cần Thơ sẽ tiếp tục tăng và đòi hỏi những khu đô thị quy mô, bài bản theo định hướng phát triển chung.
Từ các yếu tố đó, các chuyên gia nhận định Cần Thơ là một trong các "điểm sáng" tiềm năng sôi động và có sức bật thị trường lớn trong quý 4/2020 mà các NĐT có thể cân nhắc điều hướng đầu tư.