Những công trình giao thông nghìn tỷ
Sức hấp dẫn này cũng bắt đầu lan toả đến những khu vực xung quanh thuộc Vùng đô thị TPHCM mở rộng về phía Nam, trong đó một số huyện giáp ranh với tỉnh Long An đang được đánh giá là hưởng lợi cao nhất. Những công trình giao thông nghìn tỷ dưới góc nhìn của doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh bất động sản, những công trình giao thông đang và sẽ được đầu tư mang tính bước ngoặt thay đổi của khu vực.
Còn nhớ vào năm 2014, giá đất tại huyện Nhà Bè là khá thấp, đất nông nghiệp chỉ 1-2 triệu đồng/m2, đất thổ cư rơi vào mức trên dưới 10 triệu đồng/m2. Sau khi khởi công tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành, giá đất bỗng tăng đột biến, nhiều khu vực ở Nhà Bè tăng 10 - 20 triệu đồng/m2 đất ở.
Nay, thông tin dự án hầm chui 3 tầng Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, cùng các dự án giao thông kết nối lớn khác đang được triển khai thi công, đặc biệt nhất là câu chuyện huyện Nhà Bè đang chuẩn bị mọi điều kiện cần và đủ để được lên quận, thông tin thị trường cho thấy giá nhà đất bắt đầu có những biến động!
Theo đó, hơn 10 năm trước, khi đại lộ Nguyễn Văn Linh hình thành đã tạo nên một diện mạo mới cho thị trường BĐS của toàn khu Nam Sài Gòn. Từ đó, khu đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng ra đời đã kéo theo hàng loạt dự án nhà đất "ăn theo", và đến nay cơn sốt này bắt đầu lan toả mạnh cho toàn khu Nam TPHCM.
Không dừng lại ở đó, với chiến lược quy hoạch vùng đô thị mở rộng về các tỉnh phía Nam (Long An, Tiền Giang, Tây Ninh...), TPHCM cũng đang dành một nguồn ngân sách khá lớn và kêu gọi nhiều tập đoàn đa quốc gia cùng tham gia phát triển hàng loạt dự án đầu tư mở rộng - nâng cấp cầu đường hiện hữu để tạo nên một đối trọng không kém cạnh với các vùng còn lại của thành phố. Đặc biệt, UBND TPHCM đã có chủ trương mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ kết nối Long An, Nhà Bè với trung tâm quận 7, quận 4 và quận 1.
Song song đó, khu Nam cũng có sự phát triển đồng bộ nhiều tuyến đường để kết nối thuận tiện với khu trung tâm. Đường Huỳnh Tấn Phát được mở rộng lên 30m kết nối với trục đường chính Nguyễn Văn Linh. Cầu Bình Tiên cũng sẽ được xây dựng để mở đường cho việc hình thành tuyến đường Vành đai trong kết nối toàn bộ khu vực Nam Sài Gòn với các khu vực Tây và Tây Nam thành phố.
Ngoài việc ưu tiên giải quyết các điểm ùn tắc, trước mắt thành phố cũng có phương án mở rộng lộ giới đường Lê Văn Lương lên hơn 40m - tuyến đường huyết mạch bắt đầu đại lộ Nguyễn Văn Linh kết nối khu Nam TPHCM đi qua khu đô thị cảng Hiệp Phước và kết nối trực tiếp với huyện Đức Hoà, Cần Giuộc của tỉnh Long An.
Quan trọng nhất, tuyến Metro số 4 với tổng vốn đầu tư 97.000 tỷ đồng (đi qua các quận 1, 3, 4, 7, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè) chạy song song với đường Nguyễn Hữu Thọ, đã quy hoạch và đang được kiến nghị điều chỉnh kéo dài từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu đô thị cảng Hiệp Phước.
Khu vực nào đang được hưởng lợi nhiều nhất?
Nắm bắt thời cơ này, việc doanh nghiệp địa ốc dịch chuyển ra các khu vực lân cận phát triển dự án, nhằm thoát khỏi trung tâm đã quá chật chội để tìm thị trường mới là lẽ đương nhiên. Các đô thị vệ tinh lân cận TPHCM sẽ là thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng với nhu cầu nhà ở người dân tăng cao, mức thu nhập cũng cải thiện hơn rất nhiều. Đây cũng là giải pháp hợp lý khi kết nối hạ tầng giao thông TPHCM với các tỉnh, thành lân cận đang được hoàn thiện rõ rệt.
Một tín hiệu khả quan ở khu vực này là dù dự án chào bán không nhiều như nhưng tỷ lệ bán và số người đang chờ đợi để mua dự án đều rất cao. Khi quỹ đất phát triển, bất động sản tại TPHCM ngày càng khan hiếm thì những dự án có vị trí nằm không quá xa khu đô thị Phú Mỹ Hưng gần như trở thành 'hàng hiếm'. Quy tụ nhiều thế mạnh, không khó đoán khi những dự án mới được đông đảo người mua có nhu cầu ở thực lẫn nhà đầu tư săn đón.
Theo tìm hiểu, thị trường xung quanh khu đô thị cảng Hiệp Phước, kéo dài đến cả huyện Cần Giuộc đang thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nhằm đón đầu những lợi thế về hạ tầng giao thông được "nối dài". Nằm liền kề TPHCM, Long An được xem là địa phương vệ tinh "đón lõng" xu thế giãn dân của TPHCM.
Thời gian qua, tại một số hội thảo về vấn đề quy hoạch mở rộng Vùng đô thị TPHCM về hướng Nam, nhiều nhà khoa học đã kiến nghị TPHCM nên mở rộng không gian đô thị về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức.
Theo Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam, nếu vùng đô thị này được mở rộng, TPHCM sẽ có thêm tổng diện tích khoảng 48.000 - 50.000 ha, dân số khoảng 37 - 42 vạn người. Như vậy, diện tích TPHCM sẽ tăng lên thêm khoảng 50km2. Nhiều chuyên gia quy hoạch khác cũng cho rằng, Long An đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn tới 2030 và cũng đã sẵn sàng cho việc đón làn sóng đầu tư từ TPHCM lan toả đến.
Lãnh đạo huyện Cần Giuộc cho biết trong hơn 5 năm qua, hệ thống giao thông, điện, nước trên địa bàn đã được chỉnh trang, nâng cấp, làm mới với tổng kinh phí đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Huyện đã chủ động liên kết, hợp tác với các huyện: Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ thuộc TPHCM để đầu tư kết nối cầu, đường giao thông thủy, bộ. Ngoài ra, 3 tuyến quốc lộ gồm QL1, N2, QL62 nhằm kết nối thông suốt với đường cao tốc TPHCM - Trung Lương cùng một số tuyến đường tỉnh cũng đang được đẩy nhanh tiến độ đầu tư.
Song song đó, UBND tỉnh Long An cũng xác định 3 công trình trọng điểm cần phải hoàn thành đầu tư trong giai đoạn 2020 - 2021, gồm: Đường tỉnh 830, Đường Vành đai TP.Tân An và Trục hạ tầng giao thông - đô thị kết nối với TP.HCM.
Chính những chiến lược này đã và đang triển khai, mở ra triển vọng kết nối các khu, cụm công nghiệp và nhiều khu đô thị mới trong huyện với TPHCM. Mặt khác, theo báo cáo của UBND huyện Cần Giuộc, do có vị trí tiếp giáp với TPHCM nên ảnh hưởng đến giá đất tăng cao và chịu áp lực di dân, giãn dân, nhu cầu về nhà ở, đất ở rất lớn từ TPHCM đổ dồn về huyện trong thời gian 2 năm trở lại đây.
Trước tình trạng đó, UBND huyện Cần Giuộc đã thành lập đoàn kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực đất đai, xây dựng trên địa bàn huyện, đặc biệt thị trấn Cần Giuộc, cũng như tiếp nhận và xử lý thông tin về sai phạm trong lĩnh vực đất đai, xây dựng. Qua đó, phát hiện nhiều vụ việc vi phạm trong lĩnh vực này, góp phần làm ổn định tình hình thị trường giao dịch nhà đất.
Một nhà đầu tư tại địa bàn này cho biết, các dự án thị trường nhà đất Cần Giuộc có ưu thế có pháp lý hoàn chỉnh, mức giá từ 1.45 - 1.6 tỷ đồng, hỗ trợ thanh toán trong vòng 24 tháng, chỉ với 15% giá trị trong đợt đầu tiên,… được ghi nhận tỷ lệ hấp thụ cao ấn tượng sau khi thị trường lấy lại sức bật. Nhìn chung, các dự án tại Cần Giuộc đang có mức tăng trưởng ổn định từ 30 - 35%/năm tuỳ khu vực.