Doanh nghiệp ngành xây dựng thích ứng nhanh với giai đoạn hậu Covid-19

Các doanh nghiệp xây dựng dường như đang dần trở lại với guồng quay của thị trường xây dựng xây lắp khi các dự án BĐS bắt đầu khởi động trở lại sau giai đoạn vô cùng khó khăn. Đa dạng hóa các mảng kinh doanh trên cơ sở phát huy mảng kinh doanh cốt lõi của mình là bước đi của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Giai đoạn khó khăn dần qua đi

Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, hầu hết các doanh nghiệp xây dựng đều cảm nhận được sự khó khăn trong khoảng 6 tháng qua bởi sự tác động của đại dịch Covid-19 và thị trường BĐS trầm lắng. Các công trình phải tạm dừng hoặc hoạt động cầm chừng, nhiều nhà thầu phải cắt giảm bớt công nhân, các khoản nợ cũng khó đòi hơn, giá cổ phiếu đi xuống,...

Theo ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần FECON cho rằng những khó khăn hiện nay đến từ việc đại dịch COVID-19 đã làm ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng, đặc biệt là xây dựng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng.

Tuy nhiên, bước sang tháng 6, giai đoạn khó khăn nhất đã trôi qua, các doanh nghiệp xây dựng xây lắp đang lấy lại vị thế của những doanh nghiệp chủ chốt hàng đầu đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước.

Kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu hiện tại cũng dần được cải thiện. Đơn cử như Coteccons (CTD) báo lãi sau thuế quý 1/2020 đạt 123 tỷ đồng, tuy giảm so với cùng kỳ nhưng cũng là nỗ lực đáng kể trong bối cảnh khó khăn trăm bề. Cũng giống như nhiều DN xây dựng khác, Công ty CP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC) cũng gặp không ít khó khăn thời gian qua bởi tác động từ Covid-19, tiến độ xây dựng các dự án chậm lại, dòng tiền...đã tác động đến hoạt động kinh doanh của DN này khi quý 1/2020 chỉ ghi nhận lãi 5 tỷ đồng...

Với việc kiểm soát tốt dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi trở lại, ngành xây dựng bắt đầu tăng tốc với sự trở lại của các công trình.

Theo các công ty nghiên cứu thị trường như Savills, CBRE và JLL trong các báo cáo của mình cũng đang chỉ ra những cơ hội đền từ dòng vốn chuyển dịch đến Việt Nam, nhất là thời điểm sau đại dịch khi các chuỗi giá trị được nối lại và nhu cầu tăng cao.

Điều này sẽ dẫn đến nhu cầu bất động sản công nghiệp tại Việt Nam tăng mạnh theo đà tăng của nguồn vốn đầu tư FDI với thuận lợi là hệ thống giao thông ngày càng hoàn thiện và quỹ đất dành cho công nghiệp của Việt Nam vẫn còn dồi dào.

Đây cũng là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp ngành xây dựng tìm cơ hội mới.

Toan tính lại hướng đi

Theo chia sẻ của Chủ tịch Coteccons, để giữ vững vị thế doanh nghiệp đầu ngành, điều cần làm hiện nay, CTD sẽ tập trung mạnh vào mảnh xây dựng dân dụng, tránh mất khách hàng cho các đơn vị như HBC, Delta hay kể cả công ty anh em Ricons.

Còn ông Lê Viết Hải, Chủ tịch của HBC thì lại nhấn mạnh đến việc cải cách và đổi mới trên diện rộng. Theo đó, HBC sẽ tập trung cải thiện hoạt động kinh doanh, tinh gọn bộ máy cán bộ nhân sự, cải thiện tiến độ thi công các công trình giai đoạn hậu Covid-19.

Không nằm ngoài xu hướng vận động và đổi mới theo nhịp đập thị trường, Công ty CP FECON (FCN) cũng đã có những kế hoạch cho riêng mình để triển khai chiến lược mới 2020 – 2025 với mục tiêu trở thành nhà thầu xây dựng công nghiệp