Thành phố Hồ Chí Minh cần nhiều đô thị vệ tinh

Những thành phố lớn với dân số tầm 10 triệu dân như thành phố Hồ Chí Minh thì các khu đô thị vệ tinh tiếp giáp đóng vai trò quan trọng trong bài toán quy hoạch hạ tầng, đô thị và là giải pháp tất yếu trong chiến lược phát triển bất động sản nhà ở khu vực phía Nam giai đoạn 2021- 2030.

Khu đô thị vệ tinh - giải quyết các thách thức về vấn đề quy hoạch đô thị của TP. HCM

Là một trong hai đô thị đặc biệt của Việt Nam, tốc độ đô thị hóa ở TP. HCM diễn ra rất nhanh. Điều này giúp mang lại cho TP. HCM sự tăng trưởng vượt bậc về kinh tế, nắm giữ vị trí "đầu tàu", tạo động lực cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm: TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Trong đó, TP. HCM được xem là đô thị hạt nhân, là trọng điểm kết nối, giữ vị thế chiến lược quan trọng, tạo động lực phát triển kinh tế hàng đầu của quốc gia.

Theo bản quy hoạch vùng TP. HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, tổng diện tích toàn vùng sẽ mở rộng đến 30.404 km2, dự báo dân số năm 2030 khoảng 24 - 25 triệu người và tỷ lệ đô thị hóa đạt 70 - 75%. Quy hoạch đặt mục tiêu phát triển vùng TP.HCM trở thành một đô thị phát triển năng động, bền vững.

Cùng với sự phát triển, TP.HCM đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức để có thể vừa trở thành một đô thị hiện đại, vừa duy trì phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường. Hiện nay, TP. HCM đang chịu áp lực lớn với lượng dân cư đông đúc, tình trạng mất cân bằng dân số, hạ tầng các khu công nghiệp, khu sản xuất bị quá tải, giao thông thường xuyên ùn tắc và các vấn đề ô nhiễm môi trường,… Vì vậy, việc phát triển các thành phố, các khu đô thi vệ tinh để kéo giãn dân về vùng ven giúp giảm tải cho khu vực trung tâm là giải pháp cấp bách và mang tính chiến lược.

Phát biểu tại hội thảo "Phát triển các mô hình đô thị và Bài toán nhà ở" do VTV Digital tổ chức vào đầu năm 2021, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý Quy hoạch chung, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP. HCM cũng nhận định xây dựng khu đô thị vệ tinh là một lời giải tất yếu trong cuộc sống hiện đại, giải quyết bài toán quá tải hạ tầng, nén dân số tại khu vực trung tâm, đồng thời cũng giải quyết nhu cầu nhà ở cho người dân.

Thành phố Hồ Chí Minh cần nhiều đô thị vệ tinh - Ảnh 1.

Hạ tầng Long Thành, Đồng Nai ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện giãn dân cho TP. HCM.

Hạ tầng phát triển đã giúp rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển, thúc đẩy phát triển bất động sản ở các tỉnh ven TP. HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An,… Đều nằm tiếp giáp với TP. HCM, nếu Bình Dương có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, hạ tầng giao thông được đầu tư và có đến 3 thành phố trực thuộc tỉnh thì Đồng Nai có lợi thế về kinh tế nhờ phát triển các khu công nghiệp lớn trong và ngoài nước, thu hút nguồn vốn đầu tư FDI lớn, có diện tích rộng và quỹ đất lớn. Chính những đặc điểm kể trên đã tạo ra sự dịch chuyển mạnh mẽ của luồng dân cư từ TP. HCM về các địa phương này.

Khu đô thị vệ tinh tại Đồng Nai sở hữu nhiều ưu thế để dẫn đầu

Cùng với sự quy hoạch đồng bộ đô thị, Đồng Nai đang sở hữu nhiều lợi thế nhờ kết nối và tập trung nhiều dự án giao thông lớn của quốc gia, như: sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành; đường sắt TP.Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Long Thành - Vũng Tàu; Quốc lộ 51...

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đang được triển khai đúng tiến độ. Hạng mục san nền thoát nước cho khu vực nhà ga hành khách và sân đỗ tàu bay được triển khai thiết kế để thi công trong tháng 11/2021. Công tác chuẩn bị mặt bằng khởi công phần móng nhà ga hành khách và các khu vực còn lại dự kiến sẽ được thi công trong Quý I/2022.

Thành phố Hồ Chí Minh cần nhiều đô thị vệ tinh - Ảnh 2.

Long Thành đang phát triển các khu đô thị đa chức năng, góp phần tạo nên diện mạo hoàn chỉnh cho "thành phố sân bay".

Hệ thống hạ tầng giao thông khá toàn diện, gồm đường sắt, đường bộ, đường sông, đường hàng không trong tương lai là những yếu tố quan trọng thúc đẩy thị trường bất động sản tại đây phát triển mạnh. Chính vì điều này mà nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn như: Đất Xanh, Novaland, Kim Oanh, Amata, Hưng Thịnh,... đã đầu tư từ vài trăm đến hàng ngàn tỷ đồng vào các dự án khu dân cư, khu đô thị nhằm đón đầu nhu cầu nhà ở trong tương lai tại Đồng Nai.

Những dự án bất động sản quy mô lớn được phát triển bởi các nhà đầu tư uy tín sẽ có những ưu điểm nổi bật như quỹ đất "sạch", được quy hoạch rõ ràng, pháp lý minh bạch, được định hình để phát triển thành các khu đô thị đa chức năng, đồng bộ, hướng đến những giá trị sống tốt đẹp, tiện nghi của cư dân, tận hưởng lợi thế kinh tế của tỉnh để nâng cao chất lượng sống cũng như cơ hội sinh lời cao nhờ sở hữu những sản phẩm bất động sản giá trị.

Thành phố Hồ Chí Minh cần nhiều đô thị vệ tinh - Ảnh 3.

Khu đô thị Gem Sky World 92 ha được quy hoạch để trở thành siêu đô thị thương mại giải trí sôi động nhất khu vực Long Thành.

Cách sân bay Long Thành hơn 5km, sau hơn một năm ra mắt thị trường, khu đô thị Gem Sky World tại xã Long Đức do Tập đoàn Đất Xanh phát triển đã hoàn thành nhiều hạng mục công trình quan trọng. Trong đó, nhà điều hành hiện đại rộng hơn 2.000m2 khánh thành tháng 11/2020, công viên trung tâm Gem Sky Park 3ha nổi bật với khu trò chơi thám hiểm vận động Adventure Forest đưa vào sử dụng từ tháng 4/2021… cùng nhiều tiện ích nổi bật khác được xây dựng khẩn trương để đảm bảo đưa vào bàn giao đúng tiến độ. 

Hiện chủ đầu tư đang áp dụng chính sách ưu đãi: thanh toán 10% sở hữu nhà phố tự xây, tặng sổ bảo hiểm 150 triệu khi đầu tư shophouse, 100 triệu (nhà phố xây sẵn), 80 triệu đồng (nhà phố tự xây). Đặc biệt, tặng gói bảo hiểm toàn diện Dat Xanh Care trị giá hơn 5 tỷ đồng cho mỗi giao dịch thành công.

Chi tiết về Gem Sky World, truy cập website https://gemskyworld.vn 

Chi tiết về Dat Xanh Care, liên hệ (028) 5749.8668 hoặc website: https://www.fina.com.vn

TỪ KHÓA: dự án