Theo thống kê của Sở Xây dựng TP Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có 1.579 nhà chung cư cũ, trong đó có 1.273 nhà chung cư cũ và 306 nhà chung cư cũ độc lập. Các công trình này có quy mô từ 2 - 5 tầng, xây dựng chủ yếu trong giai đoạn 1960 - 1990, tập trung chủ yếu tại 4 quận nội thành.c
Bộ Xây dựng đề xuất Hà Nội chọn 1 - 2 chung cư cũ cần cải tạo để đề xuất Thủ tướng cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù (ảnh: Tập thể Thành công)
Kể từ năm 2017, Chính phủ đã có Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP thống nhất chủ trương triển khai việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp nhằm tạo ra các khu nhà ở mới có chất lượng tốt hơn, góp phần cải thiện và nâng cao điều kiện sống của nhân dân, cải tạo bộ mặt kiến trúc đô thị theo hướng văn minh, hiện đại.
Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đã tiến hành khảo sát, đánh giá chất lượng, phân loại hiện trạng các chung cư cũ, kêu gọi doanh nghiệp tham gia chương trình cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên, hơn 10 năm trôi qua, đến nay, Hà Nội chỉ mới có 14 tòa nhà được xây dựng và đi vào sử dụng, nhiều khu chung cư cũ như Thành Công, Kim Liên, Trung tư đang xuống cấp trầm trọng nhưng chưa thể di dời.
Theo đại diện Bộ Xây dựng, để gỡ ách tắc đề án cải tạo chung cư cũ, Bộ sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật nhà ở 2014, sửa đổi Nghị định 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ theo hướng thông thoáng hơn, giúp doanh nghiệp có thể tham gia vào quá trình xã hội hóa xây dựng lại các khu chung cư cũ xuống cấp tại nhiều đô thị hiện nay.
Trong trường hợp cần thiết, TP Hà Nội chọn 1 - 2 khu chung cư cũ cần cải tạo để đề xuất Thủ tướng cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù trong thời gian nhất định. Cùng với đó, TP cần quy định cụ thể phương án tạm cư tại khu vực dự án hoặc lân cận, đảm bảo không gây ảnh hưởng quá nhiều trong sinh hoạt của người dân.
Đặc biệt, Bộ cũng lưu ý về hệ số bồi thường tái định cư cho các hộ tầng 1 và từ tầng 2 trở lên áp dụng cho từng khu vực khác nhau. Khuyến khích các chủ đầu tư lập phương án giảm bớt chi phí xây dựng bằng cách không xây hầm để xe trong nhà chung cư mà xây chỗ để xe tại địa điểm khác.
Hơn 10 năm trôi qua, nhiều chung cư cũ vẫn luẩn quẩn xếp hạng C, D (ảnh: Tòa G6E Thành Công đã phải giằng cố bằng cột sắt nhiều năm nay).
Đồng thời thống nhất thứ tự các bước thực hiện dự án cải tạo chung cư cũ bao gồm: Lập quy hoạch chi tiết khu vực dự án, phê duyệt phương án bồi thường tái định cư, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án. Thay vì để doanh nghiệp tự đàm phán, thỏa thuận về bồi thường giải phóng mặt bằng như trước đây, Bộ cũng đề xuất giao trách nhiệm này cho chính quyền cấp quận.
Ngoài ra, cơ chế đặc thù được đề xuất cũng bao gồm việc cho phép thực hiện điều chỉnh quy hoạch khu vực nội đô để đảm bảo phù hợp với hiện trạng dân số hiện hữu tại khu vực dự án.
Trong thời gian chờ cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội ban hành kế hoạch cải tạo lại nhà chung cư cũ.
Đồng thời, bố trí kinh phí kiểm định chất lượng nhà chung cư cũ; tổ chức lập quy hoạch 1/500 các khu chung cư cũ cần sửa chữa, lập phương án bồi thường tái định cư. Với các khu chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm cần tổ chức di dời dân, cưỡng chế phá dỡ để triển khai dự án xây mới lại.
Mới đây, Hà Nội đã kiến nghị Bộ Xây dựng đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép Hà Nội được chủ động quyết định điều chỉnh tầng cao công trình trong khu vực nội đô, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, Hà Nội cũng đề nghị, để cải tạo xây mới nhà chung cư cũ, chỉ cần trên 70% chủ sở hữu đồng ý; những chủ sở hữu còn lại sẽ có chế tài nếu không đồng ý phá dỡ.
Bộ Xây dựng cũng đã họp với các bộ Kế hoạch - đầu tư, Tài chính, Tư pháp, các sở Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc, Tài chính của TP Hà Nội, đại điện Hiệp hội Bất động sản VN, các doanh nghiệp đã và đang tham gia cải tạo chung cư cũ tại thủ đô như: Vingroup, Sungroup, T