Sau hai năm, cuộc giải cứu doanh nghiệp địa ốc của TP HCM đi về đâu?

Hai năm qua, mặc dù TP HCM đã nhiều lần họp cùng doanh nghiệp và lãnh đạo các sở, ngành để giải cứu hàng trăm dự án BĐS đắp chiếu vì thủ tục pháp lý, thế nhưng không mấy dự án được hồi sinh.

Theo báo cáo của Hiệp hội Bất động sản TP HCM, do những vướng mắc về thể chế pháp luật mà từ tháng 12/2015 - 09/2018 đã có 126 dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp bị ngừng triển khai do "ách tắc" thủ tục đầu tư xây dựng; hoặc từ ngày 07/03/2017, có khoảng 158 mặt bằng, hoặc dự án sử dụng quỹ đất có nguồn gốc do Nhà nước quản lý, đã phải dừng triển khai để thực hiện việc rà soát, kiểm tra về pháp lý. Các vướng mắc pháp lý này đã làm cho nguồn cung dự án và sản phẩm nhà ở bị sụt giảm rất lớn trong các năm qua.

Tắc vẫn hoàn tắc

Trước tình trạng đó, trong hai năm 2019 và 2020, UBND TP HCM đã liên tục tổ chức nhiều cuộc họp cùng doanh nghiệp và các sở ban ngành để giải cứu các dự án này. Đây được kỳ vọng là "phao cứu sinh" cho các dự án đang nằm phơi sương, hoang phí của cải.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong từng cam kết UBND TP sẽ ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp có số vốn trên 100 tỷ đồng. Và cam kết làm hết mình để đảm bảo môi trường chính trị ổn định, đem lại quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư.

Sau hai năm, cuộc giải cứu doanh nghiệp địa ốc của TP HCM đi về đâu? - Ảnh 1.

Dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển của Quốc Cường Gia Lai đã được nhiều lần đặt lên bàn giải cứu nhưng đến nay vẫn bất động

Theo đó, có thể kể đến một số dự án đã được "đặt lên bàn cân" như dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển (xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè) do CTCP Quốc Cường Gia Lai làm chủ đầu tư; Dự án Khu thương mại, dịch vụ căn hộ Bình Đăng do Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Sài Gòn 5 (Công ty Sài Gòn 5) làm chủ đầu tư; dự án Dự án Charmington Iris tại số 76 - Tôn Thất Thuyết do Công ty TNHH Đầu tư Sabeco HP; Khu phức hợp Đầm Sen tại quận 11 của Công ty cổ phần Quốc tế C