Hệ thống giao thông đa dạng, là tiềm lực để phát triển kinh tế
Hệ thống đường bộ với các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, quốc lộ 24A, quốc lộ 24B, đường Dung Quất – Trà Bồng – Trà My, đường ven biển Dung Quất – Sa Huỳnh. Đặc biệt, cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi có chiều dài 139,52km với tổng mức đầu tư 34.516 tỷ đồng nằm trong hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam đã đi vào hoạt động từ 2017, rút ngắn khoảng cách giữa các khu kinh tế trọng điểm miền Trung.
Hệ thống đường sắt Bắc - Nam kết nối đi cả nước với 8 nhà ga trải đều trên toàn tỉnh. Góp phần làm đa dạng hệ thống giao thông của Quảng Ngãi.
Quảng Ngãi được thiên nhiên ban tặng 130km bờ biển, đem lại tiềm năng to lớn để phát triển giao thông đường biển nội địa và quốc tế, với các cảng biển nước sâu như: Sa Kỳ, Dung Quất, Lý Sơn... Đặc biệt! Dung Quất là cảng biển nước sâu bậc nhất miền Trung khi cho phép tiếp nhận tàu tải trọng lên đến 200.000 tấn, vận chuyển hàng hóa đến hai đầu đất nước và đi khắp nơi trên thế giới.
Hoàn thiện hệ thống kết nối của Quảng Ngãi còn có sân bay Chu Lai cách Tp Quảng Ngãi 30km, với các chuyến bay thẳng đi Hà Nội và Tp. HCM. Trong tương lai, Chu Lai sẽ được nâng cấp thành sân bay quốc tế hiện đại bậc nhất miền Trung, phát triển không vận toàn quốc và quốc tế.
Hoàn thiện kết nối mở rộng để phát triển bên bờ Bắc Sông Trà
Cụ thể, Quảng Ngãi đã và đang xây dựng 7 cây cầu lớn bắc qua sông Trà Khúc: Cầu Trà Khúc 1, Trà Khúc 2, cầu Thạch Bích, cầu Cổ Lũy, cầu Trường Xuân, cầu vượt cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, cầu Đập Dâng sông Trà. Đặc biệt, cầu Cổ Lũy kết nối tuyến đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh đã đi vào hoạt động, rút ngắn khoảng cách đi lại cho cư dân hai bên bờ sông từ hơn 20km chỉ còn 2,5km.
Ven sông Trà Khúc với hai tuyến đường lớn là đường Hoàng Sa và Trường Sa đã hoàn thiện, hệ thống đường quốc lộ 1A _ Nguyễn Văn Linh là cửa ngõ kết nối nhanh chóng các khu vực đến trung tâm Quảng Ngãi. Đường nối từ cầu Thạch Bích đến khu công nghiệp sắp đến sẽ khởi công mở rộng, từng bước hoàn thiện hệ thống kết nối hạ tầng tại khu vực này.
Các công trình này sẽ làm cho các đô thị vệ tinh sông Trà Khúc phát triển rực rỡ, nhanh chóng hình thành đại đô thị Bắc sông Trà trong tương lai.
Và sự trỗi dậy của các đô thị về phía Bắc
Theo quy hoạch chung đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050, thành phố Quảng Ngãi sẽ phát triển theo mô hình đa cực, mở rộng về phía Bắc và phía Đông. Trong đó lấy sông Trà Khúc làm nền tảng chủ đạo, hướng phát triển công nghiệp - đô thị - dịch vụ - du lịch. Với tầm nhìn một thành phố bên sông hướng biển sầm uất và thịnh vượng bậc nhất miền Trung, Quảng Ngãi đang tập trung nguồn lực để phát triển nhanh và mạnh đại đô thị Bắc Sông Trà.
Trong quần thể đại đô thị Bắc sông Trà, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của quần thể KHU CÔNG NGHIỆP - ĐÔ THỊ VÀ DỊCH VỤ VSIP QUẢNG NGÃI đã được hiện hữu sầm uất, làm đổi mới bộ mặt phát triển kinh tế xã hội cho phía Bắc Quảng Ngãi. Phát triển đại đô thị Bắc sông Trà, Quảng Ngãi đã và đang hòa mình vào xu hướng của các đô thị năng động bậc nhất Việt Nam như: Quận 2 - TP. HCM bên kia sông Sài Gòn, Quận Long Biên - Thủ đô Hà Nội bên kia sông Hồng, hay Quận sơn Trà - TP. Đà Nẵng bên kia sông Hàn. Vì vậy, ngay trong năm 2021, Quảng Ngãi nói chung và Đại đô thị Bắc sông Trà nói riêng sẽ phát triển bứt phá và thịnh vượng!