Bài học từ thị trường đi trước
Từ trước đến nay, hễ nhắc đến thị trường Nha Trang nhiều người nghĩ đến ngay một "thiên đường bất động sản nghỉ dưỡng". Chỉ tính riêng phân khúc condotel, báo cáo từ Savills cho thấy, luỹ kế đến tháng 6/2019, tỉnh Khánh Hoà có nguồn cung căn hộ nghỉ dưỡng lớn nhất cả nước với hơn 13.000 căn đã được chào bán trên thị trường, chủ yếu tập trung tại Nha Trang.
Tuy nhiên, chính việc doanh nghiệp địa ốc chủ yếu lựa chọn sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng để đầu tư đã khiến bất động sản đô thị bị bỏ quên. Trong khi khu vực ven biển luôn sôi động với nhiều công trường xây dựng thì tại vùng lõi TP. Nha Trang vẫn khá im ắng, hầu như rất hiếm có dự án thi công. Do đó, mặc dù đời sống của người dân địa phương được cải thiện nhưng họ lại khó có cơ hội tìm được chốn an cư hiện đại, quy hoạch bài bản.
Mới đây trong quy hoạch chung tầm nhìn đến năm 2040, tỉnh Khánh Hòa định hướng phát triển Thành phố Nha Trang trở thành một nơi "đáng sống, làm việc và du lịch". Việc quy hoạch xây dựng không gian kiến trúc ở Nha Trang cũng được tỉnh Khánh Hòa quan tâm chỉ đạo theo hướng hiện đại, văn minh, bền vững, hạn chế phân lô bán nền.
Dự án bền vững sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực của thị trường
Phát triển bền vững không phải là câu chuyện được các nhà quy hoạch mới đặt ra trong ngày một ngày hai. Nhìn từ thực tế tại các thị trường đi trước để thấy rằng để phát triển một thị trường bất động sản theo hướng chuyên nghiệp cần phân tích cụ thể cán cân cung - cầu. Thay bằng việc chỉ chạy theo thị hiếu của nhà đầu tư, doanh nghiệp địa ốc cần chú ý đến nhu cầu thực về nhà ở của người dân địa phương, đây mới chính là yếu tố tiên quyết thúc đẩy thị trường phát triển bền vững.
Bỉm Sơn chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020 (Nguồn: Internet)
Tại thị trường mới nổi Thanh Hóa, rút kinh nghiệm từ những "cuộc đua" trước đây, các chủ đầu tư không chỉ khai thác quỹ đất ven biển để làm dự án nghỉ dưỡng mà đã mở rộng địa bàn khai phá các khu vực sở hữu nhiều tiềm năng phát triển nhà ở dân dụng. Lấy ví dụ từ thị trường Bỉm Sơn, trong thời gian vừa qua nhiều nhà đầu tư đã rủ nhau "xuống tiền" tại dự án TNR Stars Bỉm Sơn bởi chiến lược phát triển dự án đô thị đánh trúng nguồn cầu nhà ở của chủ đầu tư May - Diêm Sài Gòn.
Quay ngược thời gian trở về thời điểm năm 2020, tại hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa đã có hơn 12,5 tỷ USD vốn đầu tư được ký kết, riêng Bỉm Sơn chiếm hơn 30% tổng vốn đầu tư toàn tỉnh. Bên cạnh việc hoàn hiện các chính sách, tạo điều kiện cho nhà đầu tư, Bỉm Sơn còn dành hơn 1.000 tỷ để hoàn thiện hạ tầng giao thông, kết nối trực tiếp với tuyến cao tốc Mai Sơn - QL 45 và tuyến cao tốc ven biển nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Những đòn bẩy này đã mở ra cơ hội thuận lợi cho bất động sản nhà ở dân dụng tại đây phát triển.
TNR Stars Bỉm Sơn đón đầu nguồn cầu nhà ở tại "thủ phủ" công nghiệp Bỉm Sơn
Khi tham gia dự án tại Bỉm Sơn, chủ đầu tư May - Diêm Sài Gòn đã đi tìm lời giải cho nhu cầu nhà ở của người dân địa phương, của giới chuyên gia và người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy. Thay bằng phát triển dự án nghỉ dưỡng, doanh nghiệp này đã lựa chọn mô hình khu đô thị phụ trợ công nghiệp, cung cấp ra thị trường 1.032 lô đất nền được quy hoạch xây dựng nhà phố, biệt thự, shophouse nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu an cư, thuê lại, kinh doanh, vui chơi, giải trí... của mọi đối tượng người dân đang sinh sống tại Bỉm Sơn. Hiện tại 90% hạ tầng cơ sở nội khu đã được chủ đầu tư này hoàn thiện chỉn chu, 100% lô đất nền được đảm bảo pháp lý minh bạch, sổ đỏ đầy đủ mang lại sự an tâm cho nhà đầu tư trong qua trình giao dịch.
Với việc tìm cho mình một hướng đi riêng, đảm bảo mang lại cơ hội an cư, đầu tư an toàn thông qua quá trình phát triển dự án bền vững, May - Diêm Sài Gòn đang cho thấy bước tiến vững chắc khi "lấn sân" thị trường địa ốc Thanh Hóa, đưa Bỉm Sơn trở thành điểm đến sáng giá cho dòng vốn đầu tư thứ cấp.